Mỹ phẩm bao gồm mỹ phẩm trang điểm, dưỡng da hoặc s♏ản phẩm tiếp xúc cơ thể như sữa tắm, sơn móng, nước hoa...
Ở tuổi vị thành niên, cơ thể và làn da tràn đầy sức🔥 sống. Do đó, hậu quả hay hệ lụy của việc dùng mỹ phẩm có thể chưa biểu hiệꦫn, khiến nhiều người chủ quan, dẫn đến lạm dụng. Về lâu dài, da có thể gặp tình trạng mỏng, nổi gân máu, sẹo lồi lõm, trở nên nhạy cảm...
Da trẻ nhỏ nếu dùng mỹ phẩm dễ bị bít tắt lỗ chân lông, tạo cồi mụn, gây mụn, thậm chí mụn nặng𒈔 dẫn đến sẹo xơ xấu trên da về sau. Một số hó🤪a chất có thể tẩy trắng và bào mỏng da.
Trẻ có thể gặp một số vấn đề về tâm lý🎉 như lãng phí thời gian làm đẹp thay vì tập trung tích lũy kiến thức, bị mất tự tin khi giao tiếp nếu không trang điểm, hao tốn tâm trí và tiền của để mua๊ mỹ phẩm...
Do đó, trẻ nhỏ 2-12 tuổi không nên dùng mỹ phẩm. Tuổi thanh thiếu niên có thể tiếp cận một số sản phẩm chăm sóc da nhẹ ဣnhàng. Tuyệt🌳 đối không lạm dụng mỹ phẩm.
Trong tình huống trẻ nhỏ sớm𝄹 theo các nghề biểu diễn, làm mẫu ảnh... nên chọn mỹ phẩm trang điểm nhẹ nhàng. Nên dùng dược mỹ phẩm để vệ sinh da sạch, chăm sóc da đơn giản và tôn trọng cấu trúc vi thể làn da. Hạn chế dùng mỹ phẩm trang điểm "chuyên nghiệp". Tránh chà xát bề mặt da. Che chắn nắng kỹ🙈 cho bé, không nên tẩy rửa mạnh...
Khi làn da có bất kỳ biểu hiện "kêu cứu",📖 nên đến bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn, chữa trị kịp thời.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thái Vân Thanh
Trưởng khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da
Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM