Nhưng chồng chị lại mừng ra mặt. Khi Minh Anh bước vào học kỳ hai lớp 9, thấy vợ hùng hục cho con đi ôn luyện để thi vào cấp 3 chuyên ngữ, anh đã ඣcan và khuyên chỉ nên chọn một trường bình thường, tránh áp lực cho cả mẹ, cả con.
''Muốn học chuyên cũng cần có tố chất. Nếu em cứ ép con phải thi bằng được vào trường đấy, nó căng thẳng sinh bệnh làm thế nào?'', anh nói. Chưa kể, học trường chuyên thường học sinh chú trọng vào một số môn, anh sợ con sẽ học lệch, sau này ra đời thành ''gà mờ'' trong một xã hội đòi hỏi nhiều kỹ năng. Nhưng༒ chị Minh Trúc cho rằng trường chuyên tập trung vào các môn quan trọng, trong khi những môn thứ yếu học lúc nào cũng được.
"Em muốn con có một môi t🌠rường học tập tốt, với những người bạn giỏi giang, giáo viên chất lượng'', chị nói với chồng.
Kể từ đó, dù trưa hè nắng chang chang hay ngày mưa tầm tã, ng📖ười phụ nữ 40 tuổi ở Minh Khai, Hà Nội vẫn phải dong xe chở con đi học ngày 3-4 ca. Nhiều bữa con gái ăn sáng, ăn bữa phụ trên xe để kịp đến học ca tiếp theo.
Bình thường khi 🤪con làm gì sai, người mẹ không ngại quát mắng, nhưng những ngày ôn luyện vào trường chuyên, chị Minh Trúc lúc nào cũng phải ''đi nhẹ nói khẽ''. Con cãi hay nổi cáu, mẹ chấp nhận ''ngậm bồ hòn làm ngọt'', để con làm gì, nói gì cũn✱g được, miễn làm bài tập đầy đủ.
Chị cũng phải tìm hiểu chế độ dinh dưỡng để con có đủ sức khỏe học hành. Trước kỳ thi khoảng nửa tháng, chị đặt sẵn phòng khách sạn cạnh trường để con nghỉ trưa. "Chămꦯ người ốm thế nào chăm con ôn thi như thế. Tôi tưởng như mình sinh ra chỉ để phục vụ việc thi của nó'', chị nhớ lại.
Vợ chồng anh Đồng Minh Đức, 37 tuổi, ở Hà Nội quyết định chi hơn 30 triệu đồng "chạy" cho con vào lớp 1 ở một trườ꧒n🌺g chất lượng cao. Sau khi chi tiền, con anh chị được đưa vào một lớp ôn luyện đề kéo dài hơn hai tháng, trước khi bước vào kỳ thi tuyển sinh.
Quyết định của họ vấp phải sự phản đối của ông bà hai bên. Bố mẹ anh lo cháu năng lực có hạn nhưng vào trường chất lượng cao sẽ không thể tiếp thu kiến thức như các bạn. "Con ch📖áu mình chẳng dốt, chẳng giỏi, nhưng nếu học với đứa giỏi hơn nó sẽ sinh ra tự ti'', bố anh nói.
Nhu cầu chọn trường, chọn lớp cho con không chỉ có ở thành phố lớn như TP HCM hay Hà Nội. Hôm 10/6, ở Phú Thꦺọ, phụ huynh cũng xuyên đêm xếp hàng nộp hồ sơ cho con vào trường tiểu học họ cho là có nhiều học sinh giỏi, cơ sở vật chất tốt và là "tr✤ường điểm".
Nhiều năm nay, vào mỗi kỳ tuyển sinh, câu chuyện chọn trường chuyên, lớp chọn, trường điểm cho con gây tranh cãi trên khắp các diễn đàn, trên truyền thông. Nhiều người cho rằng cố chạy đua cho con vào trường tốt khiến trẻ căng thẳng, mệt mỏi, mất đi tuổi thơ.🍰 Trong khi ಌđó, phụ huynh khác lại cho rằng đây là môi trường lý tưởng để trẻ trưởng thành.
Trong khảo sát của VnExpress với hơn 10.000 độc giả về việc nên phát triển trường chuyên - nơi vẫn được xem là "trường tốt" thế nào, có 36% cho rằng nên thu hẹp, chỉ để lại trường chuyên ở đại học, trong khi 37% nói nên tiếp tụ🐷c mở rộng và phát triển.
Dưới góc độ tâm lý, chuyên gia tâm lý gia đình, trẻ em Hồng ꩵHương (hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam) cảm thông cho khát khao cho con vào trường chuyên, lớp chọn của các ph𝕴ụ huynh.
''Ai cũng muốn con mình có môi trường tốt để học tập, những người bạn tử ཧtế và trường chuyên thường được mặc định là môi trường như thế'', bà nói.
Nhiều cha mẹ quan điểm phả꧅i cho con vào đúng trườn🃏g mình mong muốn, vì ở đó có những người cùng tầng nhận thức, suy nghĩ và điều kiện kinh tế.
✤Ngoài ra, theo bà Hồng Hương, thực tế cho thấy vào các trường công ở thành phố, đặc biệt là Hà Nội, rất khó khăn do số lượng ít, trong khi chi phí học trường tư khá cao. Vì vậy, việc 🎀phụ huynh chạy đua cho con vào các trường chuyên còn do yếu tố kinh tế.
Tuy nhiên, bà cho rằng phụ huynh nên cân nhắc trong việc thay con quyết định chọn trường. Nếu con có trình độ c💧hỉ ở mức khá mà bị ép vào một môi trường không phù hợp năng lực, chúng sẽ tự ti, chán nản và gây ra những hệ lụy nguy hiểm. Chẳng hạn, ở tuổi vị thành niên, trẻ luôn đi tìm niềm tự hào, nếu không tìm được niềm tự hào trong học tập, chúng sẽ tìm ở những thứ khác, chẳng hạn xăm hình, chơi game, thách thức giáo viên hay trong tình yêu để trở nên nổi bật.
Tiến sĩ giáo dụcဣ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng cho rằng kiến thức ở trường chỉ là một phần con cần học. Ngoài ra, trẻ cần rèn luyện kỹ năng, điều chỉnh tính cách, hành vi giúp trải nghiệm, rút kinh nghiệm sống, tập vượt qua khó khăn để đối 🍰mặt với gian khó cuộc đời.
Nhiều cha mẹ quan niệm con vào trường chất lượng cao sẽ tốt hơn, yên tâm hơn. Nhưng theo bà Thu Hương,♋ thực tế không có gì đảm bảo học trường chuyên lớp chọn tương lai sẽ tốt hơn và được học với giáo viên xuất sắc.
"Giáo viên giỏi dạy những đứa trẻ học kém tiến bộ hơn chứ không p🍌hải dạy những đứa trẻ có sẵn tố chất thông min🌳h giỏi hơn nữa", bà nói.
Chuyên gia cũng cho rằng cha mẹ nên cho con thoải mái lựa chọn môi trường học tập. Nếu con có năng lực vừa phải, chạy đua vào tr♚ường chuyên lớp chọn có thể gây ức chế tâm lý, căng thẳng.
Chuyên gia tâm lý Hồng Hương cho rằng người học giỏi trước mắt chỉ xác định là người "giỏi học", trong khi việc học ở trường chỉ kéo dài 12-20 năm, còn học trong cuộc sống mất cả đời người. Vì vậy, cha mẹ nên ꦅbàn bạc và cho phép trẻ được tham gia, được có tiếng nói trong việc chọn trường học cho mình, vui vẻ với lựa chọn đó.
Sau lần đua trường chuyên cho con đầu thất bại, chị Minh Trúc hỏi kinh nghiệm các phụ huynh có con thi đỗ. Chị được biết họ đã phải cho trẻ ôn luyện ngôi trường định nhắm đến từ năm lớp 7, thậm chí🏅 bỏ c🐎ả học các môn phụ ở trường đi học thêm.
"Tôiౠ rút kinh nghiệm cho con bé con năm nay vào cấp hai. Tôi sẽ cho nó thảnh thơi năm lớp 6, sang lớp 7 bắt đầu công cuộc ôn luyện để vào bằng được trường xịn", chị nói.
* Tên nhân vật trong bài đã đổi.
Phạm Nga