Điều này là hoàn toàn hợp lý, nhưng với Việt Nam thì còn quá sớm
Tôi cho rằng, trong một xã hội mà luật pháp nghiêm minh và người dân có ý thức tuân thủ chặt chẽ những điều được quy định trong pháp luật, thì đây là một điều rất nên làm. Nó mở ra lối thoát cho những bệnh nhân không còn hy vọng sống một cuộc sống có ý nghĩa và kết thúc những đau đớn triền miên cả về thể xác lẫn tinh thần của họ. Trong các trường hợp mà tôi đã gặp, những bệnh nꦡhân bị bệnh máu dù rất hiểm nghèo cũng hiếm khi muốn chết, nhưng với người già bị tai biến mạch máu não, dẫn đến liệt kéo dài và một số người gặp bế tắc trong cuộc sống thì vấn đề lại hoàn toàn khác.
Tuy nhiên, có lẽ điều này phù hợp hơn với các nước phương Tây, nơi mà vấn đề truyền thống, đạo lý không quá nặng nề như ở các nước phương Đông. "Cái chết êm ả" có thể trở nên hết sức nguy hiểm nếu đư💜ợc áp dụng ở những nơi mà luật pháp lỏng lẻo. Hiện tại chúng ta chưa đủ điều kiện để đi theo hướng này.
BS Nguyễn Đắc Lai
Nguyên cán bộ khoa Huyết học, Bệnh viện Bạch Mai
"Cái chết êm ả" là vì cả người sống và người chết
𓂃"Cái chết êm ả " đã được đưa ra bàn cãi từ rất lâu ở các nước phương Tây. Có 2 tình huống thường xảy ra:
- Thứ nhất là những trường hợp chết n💜ão: Bệnh nhân sống nhờ hoàn toàn vào các biện pháp hỗ trợ như hô hấp, tuần hoàn và nuôi dưỡng nhân tạo. Rút máy là coi như sự sống chấm dứt. Vậy có nên duy trì tình trạng này?
- Thứ hꦿai là những trường hợp người bệnh mất ý thức kéo dài và không có khả năng hồi phục, có sống cũng chỉ là gánh nặng cho gia đình (bản thân họ không còn biết là mình khổ hay sướng nữa). Như ông bạn tôi bị bệnh nặng, nằm 6 năm không biết gì, đại tiện tiểu tiện tại chỗ... Phải một lần chăm sóc những người bệnh như thế mới thấu hiểu nỗi khổ của người thân. Đó là chưa kể đến gánh nặng đối với xã hội.
Theo tôi, đạo luật này nếu được thực hiện nghiêm túc và giám sát chặt chẽ thì rất nên làm. Hà Lan thực sự là một nước tiên phong trong lĩnh vực này. Nếu quyết định áp dụng "cái chết êm ả" được một tập thể các bác sĩ thông qua thì kh𝔉ả năng bị lạm dụng sẽ giảm nhiều. Và nếu có làm điều này thì cũng là vì cả người chết và người sống. Theo tôi, phải gọi euthanasia là "cái chết nhân đạo" mới phản ánh hết ý nghĩa của việc làm này.
BS Vũ Triệu An
Nguyên chủ nhiệm Bộ môn Sinh lý bệnh, Đại học Y Hà Nội
Về mặt tinh thần, tôi chưa sẵn sàng
Tuy vẫn hiểu rằng về mặt lý thuyết đây là một việc làm nhân đạo, nhưng tôi vẫn tâm niệm rằng sứ mệnh của người bác sĩ là cứu chữa người khác chứ không phải giúp người ta đến với cái chết. Đặt mình vào địa vị của những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và không thể đem lại điều gì khác ngoài sự đau đớn cho người thân, tôi cũng rất muốn được áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, với tư cách một bác sĩ, tôi không thể giúp họ ra đi bằng mộ🌊t liều thuốc vì điều này sẽ khiến tôi man꧂g mặc cảm là vừa thi hành một bản án tử hình.
Mới đây, một bện♏h nhân ung thư phổi giai đoạn cuối (di căn cả hai bên), hầu như không còn hy vọng gì, cũng đề nghị👍 tôi giúp ông ra đi. Tôi cảm thấy rất khó khăn. Điều duy nhất mà tôi có thể làm là khuyên ông nên hy vọng và hãy đón nhận cái chết một cách tự nhiên.
Cũng có thể là một thời gian nữa, khi mà phương pháp này được áp dụng rộng rãi, tôi sẽ cảm thấy "quen hơn" và nếu "cái chết êm ả" thực sự giúp ích cho người b﷽ệnh và gia đình họ thì biết đâu tôi lại thay đổi ý kiến.
BS Nguyễn Minh Phương
Phó Trưởng khoa Tia xạ Hoá chất, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội
LTS: Lịch sử của thuật ngữ euthanasie (tiếng Pháp) hay euthanasia (tiếng Anh), mà chúng ta vẫn thường gọi là "cái chết êm ả", bắt nguồn từ một từ Hy Lạp là "euthanatos" trong đó eu là tốt, bình thường và thanatos là chết. Danh từ này bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ 17, nhằm khuyến khích các bác sĩ quan tâm đến sự đau đớn của người bệnh và giúp đỡ những người "gầnᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ đất xa trời" thoát khỏi thế⛄ giới này một cách nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
Tới cuối thế kỷ 19, khi con ngườ♚i đã tìm ra cách khống chế sự đau đớn, thuật ngữ này không còn bó hẹp với ý nghĩa giúp bệnh nhân thoát khỏi đau đớn nữa, mà nó lại ám chỉ một hành động đặc biệt, nhằm tạo ra cái chết của những bệnh nhân được coi là "vô phương cứu chữa". Động t𓆉hái này nhằm giúp người bệnh khỏi rơi vào tình trạng suy sụp khi ở vào giai đoạn cuối của những căn bệnh nan y.
Thu Thảo