Độc giả: Thu Vân
Theo kiến trúc sư Trương Thành Trung (Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc và nội thất T&T), người xưa có quan niệm xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ là điều kiêng kỵ bởi đây là nơi ẩm ướt, đồng thời cũng là nơi sinh uế khí, không mang lại giá trị tốt cho việc nghỉ ngơi. Hơn nữa, thời xưa kinh tế chưa phát triển, chất lượng thẩm mỹ cũng như các th🅺iết bị vệ sinh còn nghèo nàn, thô sơ nên mọi người thường đặt nhà vệ sinh cách xa nhà.
Xã hội phát triển, những mẫu mã chủng loại thiết bị vệ sinh vượt trội ra đời khiến việc xâyꦜ dựng lắp đặt phòng vệ sinh trong phòn🐠g ngủ vẫn đảm bảo sự riêng tư, tiện ích, không phải chung đụng với nhiều người, đồng thời tiết kiệm được diện tích.
Về vấn đề ô nhiễm, hiện ở những ngôi nhà hiện đại đã có hệ thống nguồn nước được thiết kế riêng, có đường dẫn đảm bảo nên việc thiết kế nhà🃏 vệ sinh trong phòng ngủ rất được ưa chuộng, đặc biệt với nhà chung cư.
Có nhiều phương án thiết kế✅ bố trí, sắp đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ mang lại cho gia🐎 chủ những tiện tích thiết yếu.
Do sử dụng thường xuyên, độ ẩm lớn nên nhà vệ sinh là khu vực chứꦬa nhiều vi khuẩn nhất. Vì thế, để không gian này luôn được thông thoáng và khô ráo nên thiết kế nhà vệ sinh ở nơi nhận được nguồn sáng tự nhiên, đồng thời lắp đặt thê🔯m quạt thông gió.
Độ dốc của bồn cầu theo tiêu chuẩn lắp đặt phải được thiết kế phù hợp với phần thoát nước, hạn chế tối đa việc tắc nghẽn bồn cầu hoặc không thể thoát hết gây mùi khó chịu. Trước khi xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ, nên thiết kế hệ thống thoát ꦜnước và thông khí chi tiết, bài bản để hạn chế trường hợp đọng nước.
Có một nguyên tắc chung khiến phòng vệ sinh trong phòng ngủ trở nên sang trọng, kín đáo là trước khi vào khu vệ sinh nên có một không gian đệm, có thể là không gian thay đồ hoặc kết hợp luôn hệ tủ quần áo. Trong nhà vệ sinh cần phân chia khu khô và khu ướt. Các thiết bị cần được bố trí theo đúng kích thước tiêu chuẩn, đảm bꦑảo việc vệ sinh lau chùi, nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và mùi hôi.
Trang Vy