Trả lời:
Ráy tai được tạo ra từ các chất nhờn, tế bào c💃hết, bụi bẩn và mồ hôi trong ống tai. D𒐪ưới tác động của lông mao, ráy được đẩy ra ống tai ngoài. Ráy thường tự khô và bong tróc ra ngoài theo các hoạt động nhai, ngáp của cơ thể.
T🅷ai có cơ chế tự làm sạch mà không cần chúng ta tác động đến. Ráy chắn ở cửa tai ngăn vi khuẩn, bụi bẩn, côn trùng... nhằm bảo vệ cơ quan nà♋y, đồng thời tạo độ ẩm cho ống tai, nên không cần lấy thường xuyên.
Lấy ráy thường xuyên bằng tăm bông có thể làm rụng lông ở tai, gây tổn thương cơ chế tự làm sạch, khiến ráy tích tụ, dễ viêm nhiễm hơn. Tự lấy ráy có thể làm chấn thương ống tai, thủng màng nhĩ, dụng cụ không vệ sinh ༺gây viêm và nấm tai. Do đó, cần hạn chế dùng tăm bông.
Mỗi người 💞chỉ nên lấy ráy khi chúng tích tụ quá nhiều dẫn bít tắc ống tai (hình thành nút ráy tai) hoặc xuất hiện các triệu chứng như ù tai, , đau, ngứa quá mức. Bạn có thể dùng khăn sạch hoặc tăm bông làm ướt bằng nước muối, lau nhẹ nhàng ở cửa tai. Tuyệt đối không lau sâu vào bên trong vì dễ đẩy ráy vào sâu, hình thành nút ráy tai, chấn thương.
Một số trường hợp có thể dùng dung dịch tan ráy ch♚uyên dụng. Nằm nghiêng một bên, nhỏ 3-5 giọt dung dịch này vào tai, đợi 5 phút để ráy mềm ra, sau đó nghiêng tai đó xuống để ráy chảy ra ngoài. Nếu ráy tai có mùi hôi, màu bất thường hoặc hình thành nút ráy tai gây ngứa, đau, nghe kém nên đến cơ sở y tế. Cá♓c bác sĩ nội soi và lấy ráy tai bằng dụng cụ vô khuẩn để đảm bảo an toàn.
Thạc sĩ, bác sĩ CKI Nguyễn Thị Hương
Trung tâm Tai Mũi Họng
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp |