Kinh nguyệt là một thực tế của cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới, như🍸ng sự kỳ thị về vấn đề này vẫn tồn tại. Một cuộc thăm dò cho thấy gần 60% phụ nữ được hỏi cảm thấy xấu hổ khi đến kỳ kinh nguyệt.
Một người mẹ chia sẻ trên tờ Scarymommy rằng, cô từng hiểu v🌼ề kinh nguyệt qua l𓆉ời truyền miệng, qua những lời thì thầm và những câu chuyện từ vài đứa trẻ trong lớp: "Tôi không biết kinh nguyệt nghĩa là gì và thậm chí không biết bắt đầu đặt câu hỏi ở đâu. Bắt đầu có kinh là một khái niệm mơ hồ bị che đậy như một bí ẩn".
Do đó, để co♏n gái không rơi vào những cảm xúc vô định như mình khi có kinh lần đầu, cô đã chủ động trò chuyện với con về điều đó. Điều khiến cô bất ngờ là con gái cô đưa ra rất nhiều câu hỏi hay, trẻ cũng không tiếp thu với thái đô ngại ngần, xấu hổ.
Theo tiến sĩ Alyssa Dweck - bác sĩ phụ khoa và chuyên gia ꦫsức khỏe sinh sản, tình dục của tờ Intimina (Mỹ), trò chuyện trực tiếp và 🔯cởi mở với con trước khi đứa trẻ có kỳ kinh đầu tiên là quan trọng nhất. Theo bà, người lớn nên coi đây là một trải nghiệm tự nhiên, thay vì một chủ đề cấm kỵ, từ đó "bình thường hóa chủ đề này".
T♕heo tờ Huffington Post, nhiều cha mẹ mắc sai lầm phổ biến trong việc dạy trẻ về khái niệm "kinh nguyệt" khi bỏ qua hoàn toàn đối tượng là các bé trai. Kate Barker Swindell, giám đốc điều hành của một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ cho biết: "Đó hoàn toàn không phải điều gì đó bất thường mà cha mẹ phải che giấu với con. Phụ nữ cũng không nên là đối tượng duy nhất nói cho các con của mình về chuyện "đến tháng. Nam giới trưởng thành, có hiểu biết về điều này cũng có thể chia sẻ hiểu biết của mình về chuyện này với các con".
Nhà giáo dục giới tính Lydia Bowers, đến từ Ohio, Mỹ cho biết: "Đây không nên chỉ là một cuộc nói chuyện của mẹ với con. Không phải ai cũng có mẹ, nhưng cũng có khoảng một nửa số người trên t🦩hế giới có kinh nguyệt. Đó hoàn toàn là một câu chuyện nhân văn".
Các chuyên gia cũng cho rằng, không nên 🦄chờ đợi quá lâu để nói với trẻ về điều này, ví dụ như chờ cho đến khi chúng dậy thì, nhất là hiện nay, nhiều trẻ dậy thì từ rất sớm. Ngay khi trẻ có những tò mò, tìm hiểu về việc "mẹ bị sao thế", hãy chia sẻ với trẻ vꦿề câu chuyện này một cách rõ ràng, thẳng thắn: "À, đó là ngày mà những phụ nữ ra máu do niêm mạc tử cung bong ra, nhưng nó không gây đau đớn". Cha mẹ có thể cùng trẻ tra trên các website y tế uy tín, với hình minh họa cụ thể, để trẻ hiểu quá trình này dưới góc độ sinh học.
Nhà giáo dục giới tính Lydia Bowers cũng cho rằng việc giấu giếm các sản phẩm vệ sinh phụ nữ, hay ch👍o rằng nó là thứ ꦏđen đủi, xấu xa... thực sự là một quan niệm không phù hợp mà bản thân cha mẹ cần thay đổi.
Cô Sarmistha Neogy, một giảng viên đại học tại Ấn Độ gần đây có bài chia sẻ trên mạng xã hội gây chú ý. Trong bài viết, cô nhấn mạnh rằng mình dạy con trai 4 tuổi hiểu về kinh nguꦦyệt một cách cởi mở. Cô nói: "Tôi biết con traiꦗ tôi còn quá nhỏ để hiểu về kinh nguyệt, nhưng khi con thắc mắc, tôi đã nói với con rằng tôi đang ra máu. Khi đến thời điểm thích hợp, tôi sẽ là người đầu tiên giải thích quá trình hành kinh của người phụ nữ cho con trai mình. Tôi tin rằng điều quan trọng chính là cần phải dạy con hiểu về điều đó, thay vì giấu giếm nó".
Thùy Linh (Theo Huffington Post, Asian Parent)