Tôi kết hôn năm 2008, có một con trai 4 tuổi. Tôi làm kế toán còn anh làm kỹ sư tại một công ty ở Vĩnh Phúc. Do tính chất công việc anh thường xuyên đi công tác, một tháng chúng tôi mớ🅘i gặp nhau một lần. Cũng vì những chuyến công tác đến các vùng miền khác nhau mà anh có rất nhiều mối tình. Khi tôi biết thì anh xin lỗi rồi hứa không bao giờ như thế nữa, nhưng hết lần này đến lần khác vẫn vậy khiến tôi rất mệt mỏi.
Tôi đã đề nghị ly thân để suy nghĩ lꦍại tình cảm của ꦺbản thân. Trong thời gian ly thân, tôi đón con ở cùng.
C♐hồng tôi là một người đàn ông rất ích kỷ, anh có mối quan hệ với rất nhiều cô gái nhưng lúc nào cũng sợ mất tôi vì tôi là꧂ một người được rất nhiều người yêu mến. Anh còn thuê người theo dõi tôi để biết tôi sống như thế nào khi không có anh bên cạnh. Tôi thì luôn sống đúng chưa làm điều gì không phải với anh.
Sau hơn một năm sống ly thân tôi thấy tâm trạng mình dần tốt lên, cứ nghĩ anh sẽ suy nghĩ và sống khác đi nhưng anh lại công khai sống chung với một cô gái. Cô này còn nhắn tin chọc tức, x♈úc phạm tôi nhiều lần.
Tết rồi về quê chúng t🐽ôi đã nói với gia đình, bố mẹ chồng rất thương tôi, ông bà đã khóc và khuyên tôi không ký đơn nhưng tôi đã ký. Giờ tôi cảm thấy rất chênh vênh, bu🃏ồn và thương con trai rất nhiều.
Nhưng với tôi con trai là tất cả, tôi không muốn xa cháu chút nào. Ông bà nội nói để cháu cho ông bà chăm sóc đến khi nào tôi có điều kiện thì đón cháu đi cùng. Tôi cũng muốn để con lại, hằng tháng sẽ gửi tiền nuôi cháu, nhưng liệu sau này ông bà có giữ cháu và kể công chăm sóc cháu khi không có mẹ không? Tôi sợ phải nghĩ đến cảnh tôi không được đón con đi với mình. Đầu năm mà tôi thực sự cảm thấy bế tắc quá, không biết phải suy nghĩ và hành động như thế nào cho đúng. (Vy Thị Hòa)
Trả lời
Chào bạn,
Bạn đã quyết định ly hôn khi không thể thay đổi được tính trăng hoa và những rắc rối do sự trăng hoa của chồng gây ra. Việc ly hôn là chấm mối quan hệ hôn nhân của vợ chồng, nhưng việc nuôi 𒁃dạy con cái thì vẫn phải có sự phối hợp của 2 người.
Trong ly hôn, vấn đề khó giải quyết nhất vẫn là những đứa con và sự phối hợp nuôi dạy con cái. Nếu trường hợp nào sau ly hôn mà cha mẹ vẫn phối hợp nuôi dạy con cái tốt thì sẽ hạn chế phần nào sự ảnh hưởng của ly hôn. Trường hợp 𓂃của bạn, con bạn mới 4 tuổi, ở lứa tuổi này ch🎃áu rất cần sự chăm sóc của cha mẹ vì cháu đang ở lứa tuổi "vàng" quyết định quan trọng đến sự phát triển của cả cuộc đời cháu sau này.
Hoàn cảnh của bạn là sau ly hôn bạn chưa có việc làm ổn định lại vừa học vừa làm. Bạ💞n sợ sẽ không nuôi được con, trong khi đó ông bà nội cháu muốn nuôi cháu và nói khi nào bạn có điều kiện thì đón cháu về. Nhưng bạn cũng sợ sau này ông bà kể công chăm sóc cháu. Trong quá trình bạn chung sống với chồng thì ít nhiều bạn cũng hiểu cha mẹ chồng mình có phải như vậy không? Hơn nữa lý do này có quan trọng không?
Theo tôi cái đáng lo là sợ sau này ông bà chăm sóc cháu rồi mến tay, mến chân khi ấy khó mà ông bà đồng ý chuyển con lại cho bạn. Ở đời ai cũng mong muốn mọi cái tốt đẹp, tuy nhiên không phải lúc nào cuộc đời cũng như mình mong muốn. Chúng tôi hiểu để nuôi dạy một đứa trẻ cần rất nhiều thứ trong đó có tiền bạc. Nhưnꩵg việc nuôi dầu sao vẫn dễ hơn dạy phải không bạn. Vì thế vấn đề quan trọng trong trường hợp của bạn là bạn cần cân nhắc 2 vấn đề: một là cháu bé ở với ông bà nội thì việc nuôi dạy có tốt cho sự phát triển của cháu hay không. Hai là giữa công việc và sự nghiệp của bạn và việཧc chăm sóc cháu bé cái nào quan trọng hơn và cần thiết hơn?
- Nếu cháu 🎃bé ở với ông bà và bạn vẫn thường xuyên gửi tiền nuôi đồng thời vẫn quan tâm chăm sóc cháu tốt, rồi bạn vẫn đối xử tốt với ông bà thì liệu ông bà có kể công không? Mà dù ông bà có kể công thì bản chất thật có phải là ông bà đòi công thật khô🔜ng, hay đó chỉ là một lý do đưa ra như là một mong muốn điều gì khác như: không muốn xa cháu, do bạn không biết cách cư xử...
- Còn nếu bạn nuôi cháu tuy có vất vả hơn, nhưng mẹ con gần gũi, trẻ cảm thấy an toàn hơn. Bở🎃i vì, khi cha mẹ ly hôn là cháu ít nhiều cũng cảm nhận đưᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚợc sự chia ly gia đình, giờ lại bị cha mẹ bỏ rơi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của cháu sau này .
Nếu bạn trả lời câu hỏi này được bạn sẽ có quyết đ⭕ịnh phù hợp nhất với mình.
Minh Hoa
Chuyên gia tâm lý-trị liệu đường dây tư vấn 1088