Trả lời:
Đường thở tự nhiên của con người bắt đầu từ mũi rồi vào đến họng v🐬à thanh quản, sau đó xuống khí quản - các phế quản lớn nhỏ và tận cùng là các phế nang. Đường thở của trẻ em thường nhỏ và hẹp hơn, do đó dễ bị ngạt thở và khó thở hơn người lớn, nhất là khi thời tiết giao mùa.
Nếu nước mũi của trẻ ít, không ảnh hưởng đến thở, trẻ không phải há miệng để thở, không phải cáu khi bú vì tắc mũi 🎶không thở được... thì không cần can thiệp. Bệnh thường tự khỏi sau vài ngày.
Trường hợp nước mũi đặc, trẻ không thở được bằng mũi mà phải há miệng để thở, ăn bú khജó khăn, bạn cần loại bỏ nhầy mũi bằng cách rửa hoặc hút mũi. Lưu ý, hút hay rửa mũi sẽ làm mũi bé thoáng và dễ chịu hơn lúc đó nhưng chỉ sau vài tiếng thì trẻ bị tái lại do đang bị viêm. Do đó, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tự rửa cho con ở nhà, thay vì liên tục đưa trẻ đến bệnh viện.
Không nên rửa mũi cho tr⛄ẻ mỗi ngày, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi. Chỉ rửa khi đờm mũ👍i làm ảnh hưởng đến thở và ăn của bé. Nên giảm dần số lần rửa và dừng khi các triệu chứng cải thiện hơn.
Lựa chọn phương p𓆉háp rửa mũi phù hợp với từng lứa tuổi. Với trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ (nhỏ hơn một tuổi), nên để trẻ nằm nghiêng và dù🍌ng lọ nước muối sinh lý loại 10 ml. Với trẻ lớn hơn, mẹ nên dùng bình rửa mũi chuyên dụng.
Bạn nên nhờ nꦅhân viên y tế hướng dẫn trực tiếp trước khi tự thực𝓀 hành ở nhà.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Thảo
Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc
Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc