Con em 5 tuổi, thường chảy dịch mũi xanh, đặc biệt khi trời trở lạnh. Em rửa mũi cho con hàng ngày nhưng không thuyên giảm. Bé không sốt, vẫn ăn uống và vui chơi bình thường. Rửa mũi nhiều có ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của bé không thưa bác sĩ? (Ngô Thùy Giang)
Trả lời:
Con của bạn 5 tuổi, thường xuyên chảy dịch mũi xanh kéo dài gần một năm có thể bị ứ đọng dịch trong đường thở, nhất là mũi của bé. Có hai bệnh thư🍸ờng xuyên gây ra trường hợp này là viêm amidan; viêm VA (có thể là viêm VA đã🔯 kéo dài trở thành mạn tính). Bên cạnh đó viêm mũi dị ứng hoặc viêm mũi xoang dị ứng cũng khiến tăng xuất tiết dịch mũi.
Những trường hợp như của bé nhà bạn, bác sĩ có thể cần phải nội soi để xem VA có to hay không, có amidan quá phát hay không. Vì khi chúng quá phát làm cho dịch xuất tiết không chảy ra được, đọng lại khiến vi khuẩn phát triển gây ra hiện tượng chảy dịch mũi xanh. Bạn đã rửa mũi cho con nhưng không giảm, tôi khuyên bạn nên đưa con đi khám để bác sĩ có thể𒈔 rửa sâu hơn hoặc xem xét có nên nạo VA, cắt amidan (nếu có) vì để lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Rửa mũi nhiều, không đúng cách lâu dài sẽ tổn thương niêm mạc mũi của bé. Nếu bé bình thường, ꦦkhông có vấn đề hô hấp, bác sĩ không khuyến khích rửa mũi thường xuyên. Trường hợp bé có xuất tiết mũi nhiều, ꦗdịch mũi trong thì không cần thiết phải rửa mà thấm mũi để giảm khó chịu cho bé. Nhưng khi nước mũi đặc lại, phụ huynh có thể hỗ trợ cho con bằng cách rửa mũi. Dung dịch rửa mũi tốt nhất là nước muối sinh lý (nước muối đẳng trương). Dụng cụ rửa mũi sạch, tránh gây ra áp lực quá mạnh khiến tổn thưởng thương niêm mạc mũi của con. Phụ huynh rửa mũi cần tránh tình trạng bé hít dịch mũi trở lại gây sặc đường thở.
Phương pháp rửa mũi tùy thuộc vào độ tuổi của bé. Nếu bé dưới một tuổi, mẹ có thể cho bé nằm nghiêng trên giường, cố định đầu của bé để tránh giẫy giụa. Bạn bơm nước muối vào mũi, sau đó vuốt nhẹ hai cánh mũi giúp nước muối tác động và rửa sạch mũi của bé. Sau đó, bạn có thể thấm nhẹ bên mũi hoặc dùng dụng c🦄ụ sạch hút mũi cho con.
Với bé lớn, phụ huynh có thể dùng bình xịt rửa mũi, áp lực phù hợp theo độ tuổi. Bạn cho bé ngồi vào trong lòng của bạn, giữ cố định đầu con. Khi xịt mũi bên nào, bạn cố gắng ép mũi bên đó để làm sạch. Nếu bé chảy mũi nhiều, dịch mũi xanh mới nên thực hiện𝄹 rửa mũi 3-4 lần. Trường hợp nước mũi chảy nhưng dịch không xanh, bạn có thể rửa nhẹ nhàng khoảng 1-2 lần.
Đặc biệt, vào lúc đông lạnh như hiện nay, trẻ hơi nghẹt mũi, phụ huynh có thể nhỏ nước muối sinh lý vào hai mũi😼 của con để làm ẩm mũi, tránh khô. Đây là cách làm ẩm mũi trẻ chứ không phải rửa mũi.
TTƯT.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Yến
Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội