Tuần qua, tâm sự của một bạn nữ 29 tuổi kể về tuổi thơ với những trận đòn như cơm bữa nhận được nhiều quan tâm. Cô từng bị bố dùng thắt lưng quật tới tấp, bạt tai hằn vết ngón tay, ném lọ thủy tinh vào đầu, dùng cây lau nhà đánh vào mặt,... Ngoài ra, ng𝄹ười mẹ còn gieo vào đầu cô tư tưởng không có tiền nên bố mẹ mới cãi nhau, không có tiền không ai chơi, người chê mình là người tốt còn khen là người xấu, lấy chồng giàu sướng thân, những người🍌 mưu mô, thủ đoạn mới giỏi,...
Cô lớn lên trong sự tự ti, luôn nghĩ mình kém cỏi, không thể giàu vì không có "mưu mô" như mẹ kể, không thể lấy chồng vì không giàu,... Bước chân ra xã hội, cô dần nhận ra cuộc số♔ng không hoàn toàn như mình nghĩ, nhiều gia đình vẫn hạnh phúc dù không giàu có. Cô tìm hiểu và dần tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Khi đã hiểu hơn về cuộc sống, cô thấy thương bố mẹ hơn là trách họ.
Cô viết chia sẻ này sau khi đọc được bài viết "Tuổi thơ bất hạnh vì đòn roi" của một bạn nam 30 tuổi, từng bị trầm cảm nặng vì những trận đòn roi của cha mẹ và giờ chưa thoát khỏi những đau đớn ấy, mất phương hướng trong tương lai. "Mạnh mẽ lên nhé, quá khứ đã qua rồi, hãy yêu thương chính mình, đừng để bản thân sống mãi trong quá khứ đó nữa. Hít thở nào, bạn đang ở đây, ở hiện tại, có công việc, bạn bè, có sự dũng cảm, an lành, bình yên. Từ giờ, cuộc sống hiện tại và tương lai của bạn là của bạn, đang nằm trong tay bạn đó", là lời gửi gắm mà cô gái dành cho tác giả nam.
Phần lớn độc♏ giả thương cảm với các tác giả về những tổn thương vì đòn roi mà cha mẹ gây ra và động viê🧜n các bạn cố gắng vượt qua.
Tương tự cô tác giả ở trên, độc giả Nguyễn Thị Thiên Thư cũng từng ám ảnh về tuổi thơ của mình. Nhưng nhờ học hành và đọc sách, bạn dần hiểu ra rằng, thế hệ cha mẹ không được tiếp cận kiến thức như bây giờ, ngoài ﷺcách dùng đòn roi, bố mẹ không biết phải hành xử thế nào. Dần dần bạn dùng kiến thức của mình để đối𒐪 xử với bố mẹ, nói chuyện nhiều hơn và từ từ truyền đạt nhiều quan điểm mới. Sau khoảng 5 năm, bạn thấy bố mẹ dường như khác hoàn toàn, hầu như không còn áp đặt điều gì cho con cái nữa, chỉ nói những điều vui vẻ và động viên con.
Tất nhiên, không phải ai cũng có thể vượt qua và cải thiện được tình cảm với cha mẹ như bạn Thiên Thư, hoặc không phải bố mẹ nào cũng có thể tiếp thu những quan điểm, cách nhìn nhận mới. Có nhiều trường hợp con cái hận bố mẹ cả đời. Chẳng hạn, bạn mytran chia sẻ: "Hồi🅷 nhỏ tôi bị đánh đập tàn nhẫn, vì cha tôi cần bao cát để giải trí, ông ta không có việc gì là൩m. Lớn lên tôi thoát ly, thành đạt, đối xử tử tế với gia đình, trừ ông ta. Ông ta không bao giờ dám đi riêng với tôi, sợ tôi như sợ cọp, thậm chí không đám ăn uống đồ tôi cho. Những kẻ bạo hành con cái chỉ khi già đi mới thấm hậu quả".
Độc giả hủ tiếu gõ kể về trường hợp một người chú thân từng là lãnh đạo, bỏ rất nhiều tiền để cho lo cho gia đình. Tuy nhiên, những gì từng phải chịu vì đòn roi trong quá khứ khiến chú hận bố mẹ, đến nỗi tuyên bố chỉ gửi tiền về phụng dưỡng công sinh thành và khi nàoꦚ bố mẹ nằm xuống thì về chịu tang, chứ nhất đﷺịnh không về thăm.
Vượt qua được quá khứ hay chưa còn dựa vào mức độ tổn thương, suy ngh🎶ĩ, cách nhìn nhận, quan điểm,... của mỗi người. Còn bạn thì sao? Bạn có hận cha mẹ vì từng dùng đòn roi dạy dỗ mình không? Hãy 🃏chia sẻ với Tâm sự cảm nhận và suy nghĩ của bạn nhé.
"Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", có thể cùng là✨ yêu thương và mong con sau này trở thành người giỏi giang, hạnh phúc nhưng mỗi gia đ♌ình sẽ có cách giáo dục con khác nhau. Quát mắng, đòn roi khi trẻ không nghe lời là cách dạy con của khá nhiều bậc phụ huynh và là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất khi họ... bất lực với con cái.
Theo chuyên gia tâm lý Vũ Huệ, đòn roi là giải pháp tình thế nhằm dập tắt hành vi không mong muốn của con cái trong suy nghĩ của cha mẹ. Nhưng con cái sẽ cảm thấy không phục về điều này và cho rằng cha mẹ lớn nên có quyềཧn đánh trẻ con khi con làm điều cha mẹ không hài lòng. Vòng tròn này rất dễ lặp lại, con cái sẽ bạo lực với người xung quanh và trong tương lai, cho rằng đó là cách hữu hiệu để giải quyết hành vi.
Theo mô hình học tập, nhiều người lý giải rằng "Tôi bị bố mẹ đánh suốt có sau đâu, có ảnh hưởng gì đâu" và áp dụng cách giáo dục đó với con cái, nhưng mỗi đứa trẻ là khác nhau. Đánh con là vi phạm quyền trẻ em. Bởi vậy cha mẹ hãy tìm✃ các giải pháp thay thế để kỷ luật con mà không phải đòn roi.
Đánh con, con có thể học hành vi đó để giải quyết các vấn đề của mình bằng bạo lực. Ở góc độ khác, nhiều người sẽ gặp phải khó khăn tâm lý vì bị đánh đập ở tuổi thơ. Bởi vậy có nhiều người không thể thân thiết với cha mẹ mình, thậm chí hận cha mẹ vì những tổn thương, ám ảnh♔ từ tuổi thơ.
Qua chia sẻ từ những người có tuổi thơ gắn liền với đღòn roi, hy vọng các bậc phụ huynh cân nhắc để lựa chọn được cách giáo dục con phù h🤪ợp, hiệu quả, tránh gây tổn thương cho con.
Độc giả gọi vào số 09 6658 1270 để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc