Bài viết Những đám cưới cười ra nước mắt vì phong bì được nhiều độc giả quan tâm. Những ưu tư khi được mời cưới, số tiền bỏ phong bì... được nhiều độc giả bình luận sau bài viết.
Độc giả có nickname nugentkim1957 chia sẻ câu chuyện hai con không làm đám cưới, để dành tiền mua nhà:
"Cách đây bảy năm, con trai tôi dự định làm đám cưới, sau khi tính toán tất cả chi phí vào khoảng 80-90 nghìn USD. Tôi hỏi con và fiancée (vợ chưa cưới) có thật sự cần làm một đám cưới tốn kém như ⭕vậy không? Chúng bảo tụi con chỉ muốn làm để vui lòng bố mẹ.
Thế thì tôi bảo con hỏi bên gia đình vợ chưa cưới (người Hàn Quốc). Họ bảo không cần thiết vì họ không quen biết nhiều. Tôi bảo chúng hãy làm đám cưới ở tòa thị chính, tất cả tốn vào khoảng 100 USD bao gồm giấy hôn thú ☂và tiền công chứng viên.
ꦇVà số tiền chúng dự định cho đám cưới làm gì? Tôi bảo chúng bỏ hết vào tiền cọc mua nhà. Giờ chúng đã hai con, còn căn nhà bây giờ trị giá một triệu USD. Ai hỏi vợ chồng tôi hay vợ chồng chúng làm đám cưới ở đâu, tất cả đều trả lời giống nhau: đám cưới ở tòa thị chính. Và đời tiếp diễn. Chẳng ai trách hay màng. Ngược lại, chúng được căn nhà".
Độc giả Hiếu Dương cung cấp thêm thông tin về cách tổ chức tiệc cưới của người Mỹ:
"Đúng là theo phong tục người Mỹ thì nhà gái phải lo tiệc cưới, chú rể chỉ lo chi phí cho tuần trăng mật. Nhưng từ mấy chục năm nay, đa phần các cô dâu chú rể Mỹ đều tự lo chuyệ⛎n đám cưới bằng tiền của chính mình, ngoại trừ các gia đình đại gia muốn l🎃àm đám cưới hoành tráng.
Họ muốn tự chủ trong việc tổ chức đám cưới theo ý riêng và nhất là trong việc mời khách. Nếu bố mẹ trả tiền hay phụ giúp chi phí cho đám cưới, bố mẹ thường hay mời quá nhiều khách của bố mẹ, hay những họ hàng xa xôi. Trong khi 𓃲bạn bè thân thiết của cô dâu chú rể lại bị hạn chế số lượng.
Khách dự đám cưới Mỹ thường hay tặng quà chứ không tặng tiền và vì là bạn bè họ hàng thân thiết, họ thường hỏi trực tiếp cô dâ🦩u chú rể cần gì để họ ♏mua tặng. Đôi khi họ cũng tặng cặp đôi phiếu mua quà của một thương hiệu nào đó mà cô dâu chú rể thích nhưng chưa xác định được mẫu mã hay món hàng.
Họ nghĩ rằng biếu tiền thì giống như đi ăn nhà hàng trả tiền ăn vậy, làmꦰ mất cái 🌺đẹp và tình cảm của một buổi tiệc để chung vui với hạnh phúc của cô dâu chú rể. Trong khi đó, tiệc cưới Việt Nam thì chủ yếu mời cho thật đông, không cần thân sơ gì cả, để lấy tiền mừng cưới gỡ vốn".
Ở trong nước và làm đám cưới kiểu truyền thống, độc giả Oanh Nguyen chia sẻ không quan tâm lời hay lỗ khi tổ chức đám cưới cho con:
"Tôi vừa cưới cho con gái hồi đầu năm 2021. Vợ chồng tôi xác định: cả đời lo xây dựng cho con một lần nên cỗ đꦆặt ngon và lịch sự, không tính toán lỗ lãi làm gì. Chỉ mời những người꧒ họ hàng và bạn bè thật thân thiết.
Còn rất nhiều người trước ⭕tôi đi đám cưới họ nhưng giờ꧃ ít gặp thì không mời. Thậm chí nhiều đồng nghiệp cưới, tôi còn làm giúp nhiệt tình nhưng nay họ chuyển trường thì không mời nữa. Giáo viên hợp đồng của trường cưới tôi vẫn đi nhưng cưới con tôi không mời.
Còn họ hàng, nhà nào gần𒁏 gũi ruột thịt khi mời chốt luôn với họ cả s🌊ố trẻ con đi kèm, họ hàng ở khác xã huyện tôi nhờ người nhà hỏi hộ đòan đi bao nhiêu người để tính mâm.
Một số bạn thân bận không đi được họ đều đến mừng từ tối hôm trước nên tôi 🎀báo người làm cỗ rút bớt số mâm. Vì vậy số mâm cỗ tôi đặt vừa khít lượng khách mời. Như vậy không lãng phí vì cỗ thừa thì mang tiếng tham mời cho lắm, cỗ ít thì mang 🌜tiếng ki bo, bủn xỉn rất phiền hà".
Hữu Nghị tổng hợp
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.