Dù ai có ý kiến thế nào nhưng tôi thấy góc nhìn của luật sư Khanh trong bài viết Ông bà chăm cháu là chìa khóa tăng tỷ lệ sinh là rất đúngꦗ với các cư dân thành phố vì sao chẳng dám sinh🎀 con.
Cuộc sống của cư dân đô thị chủ yếu là công sở và công nghiệp nên rất hối hả từng phút từng giây khác hẳn với làm nông nghiệp. Rất nhiều vợ chồng ở quê vào khu công nghiệp si꧋nh con xong phải gởi con cho ông bà ở quê chăm thì mới dám đẻ, chứ nếu không thì sống sao nổi với nhà trọ chật chội và lương thấp.
Chi phí nuôi một đứa con mà thuê thêm người chăm là hết lương của một người đi làm rồi nên phần lớn phụ nữ sau sinh phải nghỉ việc, chờ con 3 tuổi mới đi làm. Rồi sau đó phải đưa🧸 đón con, khi con ốm thì ai chăm lại phải nghỉ việc rất khó cho thăng tiến sự nghiệp.
Ngay như phụ nữ Hàn, Nhật phần lớn phải ở nhà trông con, mình ông chồng vật lộn kiếm sống nuôi cả nhà. Ông bà phần lớn là rất thương con cháu muốn giúp con cháu nhưng nếu ở gần thì không khó, nhưng từ quê lên thành phố là cả vấn đề vì ông bàﷺ cũng còn có nhiều việc ở quê.
Hơn nữa gi⛦á nhà quá cao, với người lao động lương 7-8 triệu đồng thì⛎ xác định ở trọ cả đời rồi ,không gian sống chật chội ông bà lên thì ở thế nào.
Cho nên dù có chìa (ông bà) cũng khó mở được khóa (hoàn cảnh) trong tình hình hiện nay. Các đô thị📖 khó thể tăng tỷ lệ sinh được nữa cho dù đã có nhiều cảnh báo.
Hồng Nhung
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.