Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định 🔯về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
1. Vợ, ch👍ồng hoặc cả hai người có quyềꦏn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra là🦩m ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thầ🦹n của họ.
3. C📖hồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Điều luật khôn♈g phân biệt vợ nuôi con dưới 12 tháng tuổi là con của chồng hay con của ng🅠ười khác. Do vậy, khi đứa trẻ dưới 12 tháng tuổi thì bất luận là con của ai, người chồng cũng không có quyền ly hôn.
Tuy nhi🃏ên, trong quá trình giải quyết ly hôn, cũng có một số ý kiến khác nhau đối với trường hợp khi vợ đang có thai, sin💛h con, nuôi con dưới 12 tháng nhưng thai nhi hoặc đứa trẻ không phải con của người chồng.
Ngày 16/5/2024 Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao ban hành Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số 🎐quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
>> Chi tiết Nghị quyết số 01/2024
Khoản 4, 5 Điều 2 Nghị quyết quy định: Vợ đang có thai, sinh con thì chồng không có quy♏ền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt có thai, sinh con với ai. Vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, chồng cũng không có quyền yêu cầu ly hôn (không phân biệt con đẻ, con nuôi).
Như vậy, không phải là từ ngày 1/7/2024, mà từ trước đến nay pháp luật (cụ thể là Luật Hôn nhân và gia đình 2014) đã quy định chồng không có quyền ly hôn khi vợ đanꩲg nuôi con dưới 12 tháng tuổi bất luận là con của ai.
Việc Hội đồng thẩ🅺m phán TAND Tối cao ban hành Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐTP nói trên là một lần nữa minh định quyền ly hôn của người chồng khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Do vậy, độc giả Đoàn Nguyên chỉ có thể ly hôn khi cháu bé đủ 12 tháng tuổi trở lên. Còn nếu vợ Nguyên là người 🉐đệ đơn, pháp luật không hạn chế việc này.
Trước khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 💜2014 có hiệu lực, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy địn𒀰h tại khoản 2, điều 85: Trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn.
Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao ban hành cùng năm 2000 hướng dẫn về luật này cũng nêu khi người vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (không phân ♑biệt vợ có thai với ai hoặc bố của đứa trẻ dưới 12 tháng tuổi là ai) mà người chồng có yêu cầu xin ly hôn thì tòa có hai hướng giải quyওết:
- Chưa thụ lý vụ ánꩲ thì trả lại đơn cho người nộp (tức chồng).
- Đã thụ lý vụ án thì tòa cần giảiꦛ thích cho người nộp đơn (chồng) biết là họ chưa có quyền yêu cầu xin ly hôn. Nếﷺu người nộp đơn rút đơn, tòa ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Nếu người nộp đơn không rút đơn, t🦋òa án giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra quyết định bác yêu cầu xin ly hôn.
Luật sư Vũ Tiến Vinh
Công ty luật Bảo An, Hà Nội