Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, Trưởng ban chỉ đạo Phạm Viết Muôn cho biết cả nước 𒅌hiện có trên 1.300 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Các doanh nghiệp này sẽ tiếp tục được tái cơ cấu về sở hữu ღcũng như hoạt động trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Vốn chủ sở hữu của Nhà nước tại các doanh nghiệp đạt trên 700.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Ảnh: Nhật Minh |
Cụ thể, Chính phủ dự kiến ♒đến năm 2015 sẽ chỉ giữ lại 100% vốn tại 692 doanh nghiệp. Ngoài ra sẽ tiến hành cổ phần hóa 𒆙tại 573 doanh nghiệp, trong đó có công ty mẹ của một tập đoàn, 56 tổng công ty, một ngân hàng thương mại. Sau khi cổ phần hóa, cổ đông Nhà nước cũng sẽ không nắm giữ cổ phần chi phối.
Sau giai đoạn này, cơ quan chức năng sẽ tiến hành nghiên cứu, chuẩn bị điều kiện để, từ năm 2015 đến 2020 cổ phần hóa 27 tập đoàn, tổng công ty. Nhà nước sẽ chỉ nắm giữ cổ phần chi phối (trên 65% hoặc trên 75%) vốn điều lệ tại 9 tập đoàn là Dầu khí, Than - Khoáng sản, Điện lực, Cao su, Bưu chính - viễn thông, Hóa chất, Công n🧔ghiệp Tàu thủy, Xây dựng và Đầu tư phát triển đô thị. 2 tổng công ty cũng được Nhà nước giữ trên 65% vốn điều lệ là Tổng công ty Hàng hải và Cà phê Việt Nam trong 🐠khi Chính phủ sẽ từ bỏ quyền chi phối tại 16 tổng công ty khác.
Như vậy, tính đến 2020, sẽ chỉ còn lại 17 tập đoàn, tổng công ty và 200 doanh nghiệp khác do N🙈hà nước giữ 100% vốn. Phần lớn các đơn vị này đều hoạt động trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước, an ninh, quốc phòng và c🐬ông ích.
Đánh giá về kết quả đạt được trong 10 năm qua, ông Phạm Viết Muôn cho biết đã tiến hành sắp xếp, trong đó chủ yếu là cổ phần hóa gần 4.760 doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp này đều hoạt động tốt hơn sau khi sắp xếp. Tuy vậy, quá trình thực hiện cũng nảy sinh nhiều bất cập, đặc biệt là tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp trong giai đoạn 2007 - 2010 chỉ bằng một phần🔯 ba so với kế hoạch đề ra.
Cũng trong những năm 2007, 2008, một số tập đoàn, tổng công ty đã lập các công ty con, đầu tư vào lĩnh vực ngoài nhiệm vụ được giao nhưng kiểm soát thiếu chặt chẽ, làm phân tán nguồn lực. Trong khi đó, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngành nghề chính của nhiều đơn vị chưa tương xứng với nguồn💦 lực được phân bổ, trình độ công nghệ, quy mô vốn còn hạn chế (10% doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng).
Những bất cập này dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, gây lãng phí cũng như làm gành nặng cho nền kinh tế. Do vậy, theo ban chỉ đạo cổ phần hóa, trong giai đoạn đổi mới, trong 5 - 10 năm tới, việc đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp cần hướng đến tái cơ cấu hợp l꧋ý hơn, nâng cao hiệu quả cũng như quy mô hoạt động. Quá trình này cũng cần gắn chặt với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng cũng như hướng mạnh vào đầu tư phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Về lương - thưởng của khu vực doanh nghiệp Nhà nước, theo Báo cáo của Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội - Phạm Minh Huân, lương bình quân của lao động trong khu vực Nhà nước đạt 3,12 triệu đồng vào năm 2008 và tăng dần lên 3,4 và 3,7 triệu đồng một tháng trong các năm 2009 và 2010 (tăng trung bình 10% một năm). Mức lương này cao hơn 13% so với các doanh nghiệp FDI và hơn 38% so với khu vực dân doanh. Trong khi đó, tốc độ tăng về năng suất lao động tại khu vực Nhà nước mỗi năm đạt trung bình 12 - 17%. |
Nhật Minh