Cổ phiếu của Tencent Holdings đã giảm 6,11% hôm nay (3/8), sau khi Economic Information Daily, thuộc hãng thông tấn Xinhua của Trung Quốc lên tiếng chê bai trò chơi trực tuyến là "thuốc phiện tinh thần" và "ma túy điện tử". Bài viết trích lời một học giả nhận định rằng "không một ngành công nghiệp hay thể thao nào có ꦐthể thịnh vượng bằng cách xóa sổ cả một thế hệ".
Riêng trong phiên sáng, cổ phiếu Tencent có lúc🍌 giảm đ🥃ếm 11% và khôi phục được một phần vào phiên chiều. Tuy nhiên, lời phê bình từ giới truyền thông đã khiến các nhà đầu tư lo sợ, bán tháo cổ phiếu của Tencent và hàng loạt công ty game khác. Trên sàn Hong Kong, cổ phiếu NetEase và Bilibili giảm lần lượt là 7,77% và 3,44%. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng Tech giảm 1,47%.
Những lo ngại còn lan sang các cổ phiếu game của Nhật Bản và Hàn Qu🅺ốc.♚ Cổ phiếu của Nexon, công ty có khoảng 28% doanh thu từ Trung Quốc, đã giảm tới 10%, mức cao nhất kể từ ngày 13/5.
"Bạn không bao giờ có thể làm ngơ với các bài viết của Xinhua. Việc lựa chọn từ ngữ "thuốc phiện tinh thần" đặc biệt khắc nghiệt, và sẽ rất ngạc nhiên nếu các cơ quan quản lý để yên vấn đề này", Ke Yan, 🔜nhà phân tích tại DZT Research, nói.
Nhiều nhà đầu tư bắt đầu lo ngại Bắc Kinh sẽ nhắm đến siết chặt mảng giải trí trực tuyến, tương tự như những gì đã làm thời gian qua với thương mại điện tử, gọi xe và giáo dục trực tuyến. Cuối ngày hôm nay (3/8), Tencent đưa ra cam kết giới hạn hơn nữa thời gian chơi 𒊎cho trẻ vị thàn🌞h niên - chỉ một giờ trong các ngày trong tuần và không quá hai giờ trong các kỳ nghỉ và ngày lễ. Hãng cũng trình bày kế hoạch cấm mua hàng trong trò chơi đối với trẻ em dưới 12 tuổi.
Mới tháng trước, Tencent cũng đã cài đặt hệ thống nhận dạng khuôn mặt cho một số trò chơi nhất định để ngăn trẻ em sử dụng ID của cha mẹ chúng để mua các vật phẩm trong trò chơi. Trong quý IV/2020, khách hàng dꦡưới 18 tuổi chỉ chiếm 6% tổng doanh thu từ trò chơi trực tuyến tại Trung Quốc của công ty.
Hiện vẫn chưa r🌳õ liệu các nhà quản lý có ý định siết chặt ngà🐓nh trò chơi trực tuyến và các lĩnh vực khác của Tencent hay không. Hôm 27/7, hãng này cho biết đang tạm ngừng đăng ký người dùng mới cho siêu ứng dụng nhắn tin WeChat, làm dấy lên lo ngại về ý định của Bắc Kinh.
Các nhà đầu tư đã bỏ chạy khỏi Tencent và các công ty Internet khác của Trung Quốc sau khi chính quyền công bố các biện pháp hạ🧸n chế nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay đối với ngành giáo dục trực tuyến hay giao thức ăn. Trong 9 tháng qua, Trung Quốc đã bắt tay xử lý các vấn đề từ chống độc quyền đến bảo mật dữ liệu, khi tìm cách ki𓃲ềm chế ảnh hưởng của những gã khổng lồ công nghệ.
Phản ứng lại, các nhà đầu tư đã kéo nhau bán tháo toàn cầu đối với cổ phiếu Trun🔯g Quốc, có thời điểm vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD. Họ bắt đầu nghĩ lại về việc rót tiền vào Ant Group, Alibaba Group, Meituan và Didi Global. Riêng vốn hóa Tencent hiện đã giảm 17%, tức hơn 110 tỷ USD so với đầu tuần trước.
Phiên An (theo Bloomberg, CNBC)