Sáng nay (24/8), nhóm cổ phiếu chứng khoán quay đầu giảm, khi áp lực bán tăng vọt. Tuy nhiên, diễn biến này không phải khôn𝔉g có lý do khi cổ phiếu chứng khoán đã ghi nhận mức tăng ấn🐲 tượng, là một trong số ít nhóm cổ phiếu đánh bại thị trường trong ba tháng gần nhất.
Trong khi VN-Index biến động với biên độ 15%, tính chung ba tháng gần như không đổi thì nhóm cổ phiếu chứng khoán tăng với biên độ hai chữ số, thậm chí gấp hai, ba lần. Trong đó, nhóm tăng mạnh nhất là những công ty ở top giữa, với nền giá cổ phiếu thấp hơn nhóm công ty top đầu. Đơn cử SSI, VCI, HCM tăng với biên độ 75-95% 🦩kể từ cuối tháng 5, nhưng FTS tăng tới 245%, VND, VDS, MBS tăng trên 100%.
Điểm tựa cho nhóm chứng khoán, theo giới phân tích, đến từ sự trở lại của dòng tiền. Yếu tố này tác động đến phí môi giới và💞 cho vay ký quỹ, được xem là động lực tăng trưởng chính cho doanh thu và lợi nhuận của nhóm này.
Thanh khoản thị trường sau khi chững lại trong những tháng cuối quý II đã tăng vọt trong đầu quý III. Giá trị giao dịch trung bình trên HoSE trong bốn tháng gần nhất đạt gần 22.800 tỷ đồng mỗi phiên. Trong đó, chỉ tiêu này với riêng tháng 8 đạt trên 24.000 tỷ đồng. Riêng phiên 20/8, HoSE xác lập kỷ lục mới về thanh khoản với giá trị giao dịch hơn 38.000 tỷ đồng.
Sự trở lại của dòng tiền, chiếm tỷ trọng lớn từ cá nhân, một phần do việc áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt gần đây để hạn chế diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Việc hạn chế đi lại làm giảm khả năng tiếp cận với một số kênh đầu tư, như bất động sản, kết hợp với mức nền lãi suất thấp, khiến chứng ✃khoáﷺn trở thành lựa chọn hàng đầu.
Trong báo cáo triển vọng nhóm chứng khoán, SSI Resea🐟rch đánh giá, việc thanh khoản thị trường tăng cao trở lại là một trong những lý do chính giúp các công ty chứng khoán top đầu đạt mức tăng trưởng lợi nhuận tới 155% trong nửa đầu năm nay.
Trong nửa đầu năm🐈 nay, nhà đầu tư cá nhân đã mở 620.000 tài khoản mới, vượt 50% so với cả năm 2020. Tính đến tháng 6, số lượng tài khoản giao dịch đạt hơn 3,39 triệu tài khoản, tương đương hơn 3,3% tổng dân số. Tuy nhiên, SSI Research đánh giá tỷ lệ thâm nhập thị trường còn khá thấp so với các nước lân cận.
Ảnh hưởng lớn nhất vẫn💖 là sự đóng góp của nhà đầu tư cá nhân, chiếm 92,2% giá trị giao dịch trong nửa đầu năm nay, tăng 89% so với 2020. "Nhóm nhà đầu tư này thường có xu hướng sử dụng tài khoản ký quỹ nhiều hơn ꦬso với nhà đầu tư tổ chức, đây là động lực cho thanh khoản và hoạt động cho vay ký quỹ của ngành", báo cáo của SSI viết.
"Trong nửa cuối năm 2021 và 2022, thanh khoản sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi môi trường♏ lãi suất thấp kéo dài, nhu cầu tiêu dùng yếu, hoꦗạt động kinh doanh ảm đạm và xu hướng gia tăng nhà đầu tư mới thâm nhập thị trường", nhóm phân tích từ SSI đánh giá.
Tuy nhiên, thanh khoản chỉ là một vế của thị trường. Diễn biến của VN-Index trong nửa cuối năm nay có thể khó tăng mạnh như đầu năm, và điều này sẽ ảnh hưởng đến b🍰ộ phận tự doanh các công ty chứng khoán.
Đồng thời♈, đà tăng của nhóm cổ phiếu chứng khoán có thể bị hạn chế khi định giá đã lên gần mức đỉnh đầu năm 2018.
SSI Research ước tính, P/E và P/B dự phóng một năm của bốn công ty chứng khoán niêm yết lớn nhất đã gấp ba lần so với mức đáy trong 2020 và đang gần mức đỉnh l♐ịch sử.
Ngoài ra, rủi ro của ngành đến từ khả năng giảm biên lợi nhuꩲận đối với hoạt động kinh doanh cốt lõi, bao gồm cho vay và môi giới chứng khoán, do áp lực cạnh𝓡 tranh gay gắt.
Minh Sơn