Trong buổi làm việc với đoàn giám sát HĐND TP HCM chiều 16/1, Phó Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Nguyễn Hữu Tài cho biết, các cơ sở xã hội có thể quá tải bởi hiện gần 300 người ở vượt mức quy định (30 ngày) do không xác định được♉ nơi cư trú. Trong khi đó, người nghiện ngoài cộng đồng tiế▨p tục được đưa vào mỗi ngày.
“Các quận huyện đã đưa hơn 1.800 người nghiện vào, song lại chậm trễ hoặc bất hợp tác trong việc xác định nơi cư trú để làm🌸 thủ tục gửi cho tòa án địa phương xem xét, dẫn đến hi🌜ện tượng ùn ứ", ông Tài nói.
Giám đốc cơ sở xã hội Bình Triệu - Lê Bá Hoàng cho biết, đơn vị này có sức chứa gần 600 người và hiện đã gần đầy, trong đó có 38 người nghiện ở quá quy định chưa xác định được nơ🥀i cưꦉ trú. “Phải có phương án giải quyết và thúc đẩy các địa phương gởi hồ sơ xác minh đúng thời hạn. Không đưa đi cai bắt buộc được mà mỗi ngày lại tiếp nhận thêm thì cơ sở lo bị quá tải”, ông Hoàng nêu và kiến nghị cần bố trí cho cơ sở xã hội Bình Triệu thêm một xe chuyên dụng chở người nghiện đến các trung tâm cai bắt buộc.
"Chiếc xe duy nhất chạy liên tục không có thời gian bảo dưỡng để đưa người nghiện đi cai sau quyết định của tòa án. Việc có một xe cũng khiến🌄 việc đưa đi chậm lại, dẫn đến quá tải", ✤ông Hoàng trình bày.
Về vấn đề các địa phương chậm trễ trong việc xác minh nơi cư trú của người nghiện, Phó giám đốc sở Lao động Thương binh và Xã hội Huỳnh Thanh Khiết đề xuất, nếu quá thời hạn mà địa phương không xác minh được nơi cư trú t🦩hì mặc định người nghiện không có nơi cư trú ổn định. Cơ quan chức năng căn cứ vào đó hoàn thành hồ sơ gởi sang tòa án xem xét.
Tuy nhiên, ý kiến này không được thành viên đoàn đại biểu HĐND đồng tình khi cho rằng dù chậm trඣễ cũng phải chờ đợi chứ không ⛎thể coi như không có nơi cư trú và “mọi trình tự phải đúng quy định của pháp luật". Về việc thiếu xe chuyên dụng để đưa người nghiện đi cai bắt buộc, Chủ tịch HĐND Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị các ban ngành cần phải ngồi lại bàn cách làm, sau đó trình với UBND TP HCM chi tiền mua xe chuyên dụng phục vụ người nghiện.
Chủ tịch HĐND cũng đánh giá từ khi đưa được người nghiện vào các cơ sở xã hội, tì🌳nh hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố có nhiều tiến triển. Người nghiện không còn tình trạng công khai tiêm chích nơi công cộng, người dân cũng yên tâm ra đường.
“Tôi vào đây thấy người nghiện được chăm sóc tốt,꧂ sức khỏe nhiều người ổ🉐n định là điều rất mừng. Nếu có khó khăn, các đơn vị cần báo ngay cho HĐND để giải quyết thông suốt”, bà Tâm nói với cán bộ, nhân viên các cơ sở xã hội và quay sang động viên người nghiện cố gắng cai tốt để tái hòa nhập cộng đồng, thành công dân có ích cho gia đình, xã hội.
Cùng ngày, trong b꧂uổi họp với Sở Y 🍸tế TP HCM về chủ trương cai nghiện tại cộng đồng cho người nghiện ở TP HCM, nhiều khó khăn được nêu ra. Đại diện Trung tâm Y tế dự phòng quận Bình Thạnh cho rằng,♔ muốn điều trị phải xác định tình trạng nghiện, song địa phương này thiếu cả bác sĩ lẫn chỗ ăn ở cho những người trong giai đoạn phải theo dõi khi bị nghi là nghiện ma tuý. "Chi phí 2,7 triệu đồng trong tháng đầu điều trị; 3,4 triệu cho tháng thứ hai và 4,3🎀 triệu đồng cho tháng tiếp theo là quá cao đối với gia đình người nghiện", đại diện ngành y tế quận Bình Thạnh cho biết thêm.
Trung tâm Y tế dự phòng quận 12 thì cho rằng, theo quy định, để tổ chức cai nghiện tại cộng đồng mỗi địa phương phải cử hai nhóm bác sĩ, một nhóm được tập huấn chức năng cắt cơn giải độc, nhóm khác tập huấn cách xác định tình trạng nghiện. Tuy nhiên, việc này là rất khó thực hiện do bác sĩ tại các trung tâm không đủ, nhiều quận chỉ có một bác sĩ chuyên trách cai nghiện.
Trường hợp tương tự cũng xảy ra ở quận 2, quận 11 khi đội ngũ y tế rất thiếu, chỉ có hai bác sĩ đi tập huấn mà vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận. Đại diện những địa phương còn lại cho rằng cần phải có sự chuẩn bị tốt hơn trước khi thực hiện một đề án quan trọng. "Khi 🌳khảo sát ở một trung tâm điều trị lớn trên địa bàn, tôi thấy phòng nằm của bệnh nhân nội trú chiều ngang chưa đến một mét, chiều dài chỉ khoảng 2 mét. Chưa hết, xung quanh được rào như nhốt tù, vậy làm sao có ai dám đến điều trị cai nghiện", một đại biểu nêu.
Theo báo cáo từ Chi cục Phòng chống Tệ nạn xã hội, tính 🔯đến nay, TP HCM qua xét nghiệm đã phát hiện 3.200 người dương tính với chất ma túy, các cơ sở xã hội đã tiếp nhận 1.800 người nghiện. Hiện, ngoài 2 cơ sở xã hội Bình Triệu (quận Bình Thạnh), Nhị Xuân (huyện Hóc Môn), thành phố lập thêm cơ sở xã hội Thanh thiếu niên 3 (huyện Củ Chi) nâng hiệu quả tiếp nhận người nghiện lên 2.500 người. Tại TP HCM có hơn khoảng 9.000 trường hợp nghiện có nơi cư trú ổn định. Theo kế hoạch, những người nghiện nhẹ sẽ được điều trị cắt cơn. Người nghiện nặng sẽ được điều trị bằng Methadon🎃e. Hiện thành phố có 8 cơ sở điều trị bằng methadone với 2.000 người được điều trị. Trước đây nghiện ma túy là tệ nạn còn nay nghiện ma túy được coi là bệnh và có thể điều trị được. Chính vì vậy, vai trò chủ đạo trong việc điều trị cắt cơn giải độc là của ngành y tế. |
Duy Trần - Thiên Chương