Với phác đồ điều trị giảm nhẹ bệnh, sau 6 chu kỳ hóa chất, sức khỏe của bà Nguyễn Thị Chủ (62 tuổi, Hải Phòng) cải thiện nhiều. TS.BS Vũ Hữu Khiêm (Trưởng khoa Ung bướ🍌u, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội) ch💙o biết, hiện tại, phần da tuyến vú hai bên của người bệnh đã trở lại như bình thường, các hạch vùng cổ sau hóa chất cũng tiêu biến. Tình trạng tràn dịch màng phổi cũng đã hết so với khi người bệnh thăm khám lần đầu vào tháng 10/2022. Bà Chủ có thể trở lại cuộc sống bình thường. Bác sĩ duy trì điều trị với thuốc nội tiết, kết hợp các biện pháp điều trị toàn thân khác.
Trước đó, bà bị sưng đau vùng cổ trái, uống thuốc gần một tháng vẫn không cải thiện. Cổ ngày càng sưng,⛄ đau khiến bệnh nhân ăn uống khó khăn, mất ngủ, sụt câ🍸n.
Đi khám tại một số bệnh viện địa phương và trung ương, bà được chẩn đoán ung thư di căn hạch, xương, màng phổi, nhưng không xác định được nguồn gốc khối u. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, nhờ kinh nghiệm chẩn đoán v♑à điều trị nhiều trường hợp ung thư vú không có triệu chứng rõ rệt, kết hợp sinh th♌iết, xét nghiệm hóa mô miễn dịch (xét nghiệm phát hiện giai đoạn bệnh ung thư vú), các bác sĩ mới xác định đây là ung thư biểu mô di căn từ vú giai đoạn 4.
Tiến sĩ Khiêm giải thích thêm, trường hợp của bà Chủ, mặc dù đã ở giai đoạn di căn đến hạch, xương nhưng các triệu chứng ung thư vú không rõ ràng, chỉ xuất hiện dấu hiệu sưng, đau cổ. Trong khi đó, dấu hiệu đặc trưng của ung thư vú giai đoạn này thường bao gồm: xuất hiện khối u ở vú, gần xung quanh vú hoặc dưới nách; tiết dịch núm vú bất thường, đặc biệt dịch có máu; chỉ có vùng da quanh vú hơi cứng... Do đó, với trường hợpﷺ bà Chủ, bác sĩ phải xét nghiệm hóa mô miễn dịch để xác định chính xác th🦹ể bệnh, nguồn gốc tế bào u và giai đoạn bệnh. Từ đó, bệnh nhân được điều trị cá thể hóa với 6 chu kỳ truyền hóa chất.
Tiến sĩ Khiêm cho biết thêm, ung thư vú๊ được phát hiện càng sớm, tỷ lệ chữa khỏi càng cao, chi phí điều trị càng ít, người bệnh có nhiều lựa chọn cách thức điều trị bảo tồn tuyến vú.
Phụ nữ nên tầm soát ung thư vú để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, nhất là những người có nguy cơ caoꦇ như có người thân trong gia đình mắc bệnh, tiềꦏn sử bản thân (ung thư buồng trứng, đã xạ trị vùng cổ, vùng ngực...), có mang gene đột biến (BRCA1, BRCA 2...), mắc một số hội chứng di truyền, sử dụng liệu pháp nội tiết thay thế hay một số yếu tố liên quan đến lối sống... Các bác sĩ khuyên phụ nữ 20-40 tuổi nên khám các bệnh lý tuyến vú một lần mỗi năm. Phụ nữ trên 40 tuổi, thuộc nhóm nguy cơ cao nên khám và tầm soát 2 lần mỗi năm.
Theo thống kê💛 Globocan, vào năm 2020, ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất thế giới, chiếm gần 12% số ca mắc mới. Tại Việt Nam, ung thư vú xếp hàng thứ 3 với 21.555 người mắc mới, 9.345 người tử vong vào năm 2020.
Thanh Ba
Lúc 20h ngày 6/3, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề "Những phương án điều trị hiện đại các bệnh phụ khoa và tuyến vú". PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng - Phó giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, BS.CKII Ngô Trường Sơn - Phó khoa Ung bướu và ThS.BS Nguyễn Thành Vinh - Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội sẽ trực tiếp giải đáp thắc mắc của độc giả trên fanpage VnExpress. Độc giả có thể gửi câu hỏi tại đây. Từ ngày 1-10/3, tất cả phụ nữ khám ngoại trú tại bệnh viện ♌sẽ được tặng phiếu khám và tư vấn miễn phí bệ🍷nh lý tuyến vú với các bác sĩ nhiều kinh nghiệm. |