Trước đó, bệnh nhân cho rằng vết thương nhỏ, chảy máu ít, không đau nên tự mua thuốc điều trị tại nhà. 10 ngày sau, người bệnh đột ngột🌞 cứng hàm, khó há miệng, cả cơ thể co cứng, phải dùng ống hút để ăn cháo.
Ngày 1/5, tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, người đàn ông được chẩn đoán nhiễm khuẩn uốn ván nguy kịch. Bệnh viện hội chẩn với Bệnh viện Nhiệt Đꦐới Trung Ương, đặt ống nội khí quản cấp cứu và chuẩn bị phương án mở khí quản trong trường hợp khó đặt ống. Các bác sĩ chích rạch, lấy dị vật và sát khuẩn vết thương bàn chân.
Hiện, bệnh nhân 💃tạm qua nguy kịch, chuyển Bệnh viện ඣNhiệt đới trung ương theo dõi.
Uốn ván là bệnh cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván (C🥃lostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Dấu hiệu là những cơn co cứng cơ kèm đau, trước tiên là cứng cơ nhai, mặt, gáy và sau đó là cơ thân.
Thời gian ủ bệnh thường 3-21 ngày, phụ thuộc vào đặc điểm, độ lớn và vị trí vết thương. Hầu hết trường hợp triệu chứng xuất hiện trong vòng 14 ngày kể từ khi nhiễm vi khuẩn uốn ván. Vết thương bị nhiễm bẩn nặng thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn, mức độ cũng nặng hơn. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân nguy cơ cao tử vong do suy hô hấp, ngừng tim đột ngộ𓄧t, nhiễm trùng toàn thân, xuất huyết.
Bác sĩ khuyến cáo tiêm phòng vaccine uốn ván với người🌱 chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm mũi nhắc lại sau 5-10 năm. Khi bị thương, sơ cứu bằng cách rửa vết thương dưới vòi nước sạch, hoặc dùng nước oxy già để rửa và sát khuẩn, cầm máu.
Vết thương có dị vật thì cần rửa sạch, lấy hết dị vật trước khi băng lại. Khô🌜ng băng kín vết thương nếu chưa được vệ sinh tốt vì đây là điều kiện khiến vi khuẩn uốn ván phát triển.
Minh An