ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ“Nếu được, chúng tôi dự định ký kết vào tuần đầu củ✤a tháng 2/2016”, ông Hoàng nói tại phiên họp trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 28/12.
Báo cáo thêm về vấn đề hội nhập, ông Hoàng cho ☂hay cơ quan này đã dịch xong 35 chương của hiệp định và đã có công b♈ố. Trong khi toàn văn của hiệp định dự kiến công bố vào đầu tháng 1/2016 sau khi có đối chiếu, thống nhất với Bộ Ngoại giao. Cũng trong quý đầu năm, Bộ Công Thương sẽ công bố toàn văn nội dung hiệp định tự do với Liên minh Châu âu - EU sau khi vừa tuyên bố hoàn tất đàm phán hồi đầu tháng này.
Theo Bộ trưởng Hoàng, thời gian hiệp định với EU có hiệu lực là vào đầu ꧃năm 2017, trong khi TPP nếu được các nước thống nhấ🍸t thông qua thì năm 2018 có hiệu lực.
Dù thừa nhận công tác tuyên truyền h🦹ội nhập còn chưa đáp ứng được mong mỏi của doanh nghiệp, nhưng ôn♉g Hoàng cũng trấn an rằng trong đàm phán, các nước đều đồng ý để Việt Nam có một khoảng thời gian nhất định chuẩn bị để đến khi đi vào thực hiện sẽ có khả năng cạnh tranh được.
Trước đó, Chủ tịch UBND TP HCM - Nguyễn Thành Phong nhận định các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước có thế chủ động trong cạ🌜nh tranh như xây dựng các hàng rào kỹ thuật, ứng phó với các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp còn hết sức hạn chế.
Do vậy, nguy cơ nhiều doanh nghiệp ở không ít các ngành hàng non trẻ bị thua thiệt trong cạnh tranh hội nhập ꧟là điều khó tránh khỏi. Từ đó, theo Chủ tịch TP HCM, Chính phủ cần có chỉ đạo các bộ đẩy mạnh tuyên truyền thông tin về hội nhập như: Cộng đồng kinh tế ASEAN (EAC), Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định tự do song phương được rộng rãi, đồng bộ, thường xuyên.
TPP vừa được lãnh đạo các nước tham gia tuyên bố kết thúc đàm phán hồi đầu tháng 10 sau 5,5 năm thương lượng. Đây được coi là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới gồm 12 quốc gia: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Sau kh꧋i hoàn tất, TPP sẽ bao phủ 40% kinh tế toàn cầu và bổ s🐻ung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm.
Các vấn đề được nêu ra gồm quyền sở 🌸hữu trí tuệ, luật đầu tư nước ngoài, tiêu chuẩn môi trường và l❀ao động, chính sách thu mua, cạnh tranh và công ty quốc doanh, quy trình xử lý tranh chấp.
Các hiệp định thương mại trước đây thường tập trung nhiều vào vấn đề giảm thuế. Tuy nhiên, TPP lại được coi là hiệp định thương mại toàn diện, nhắm đến việc thiết lập bộ quy tắc thương mại tiêu chuẩn cao, giải quyết các vấn đề của kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và việꦅc làm tại các quốc gia châu Á - Thái 🧔Bình Dương.
Chí Hiếu