Tại tọa đàm "Phòng chống tác hại thuốc lá - Hành động mới từ góc nhìn toàn cầu" do báo VnExpress tổ chức (cuối tháng 12/2022), ông Vũ Đức Nam - Phó trưởng phòng Công nghiệp Thực phẩm, C🌌ục Công nghiệp, Bộ Công thương, nhận định quản lý thuốc lá thế hệ mới (TLTHM) hiện là 🦄việc quan trọng cần được đặt ra. Bởi lẽ, tình hình buôn lậu TLTHM đang gây ra các ảnh hưởng đến kinh tế và giới trẻ.
Để việc quản lý TLTHM sớm được thực thi, ông Lê Đại Hải - Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp, cho rằng Luật Đầu tư quy định thuốc lá là một trong những sản phẩm kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, cần phải sửa đ𝓡ổi, bổ sung hệ thống pháp luật, mà nhanh nhất là Nghị định 67 về kinh doanh thuốc lá, để đưa các sản phẩm TLTHM vào quản lý ngay trong thời gian tới.
Mặt khác, ông꧅ Hải cũng làm rõ những thứ không phải là thuốc lá mà là cần sa, ma túy hay các chất cấm nằm trong vỏ bọc của bất kỳ sản phẩm nào, từ thực phẩm, đồ uống đến thuốc lá điện tử (TLĐT) thì đương nhiên thuộc danh mục hàng quốc cấm. Các sản phẩm, chất cấm thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá nên 🏅không cần phải thảo luận.
Ông Nam cập nhật Nghị định số 106, năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ (về sửa đổi bổ sung Nghị định số 67, năm 2013, quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng chố🅺ng tác hại thuốc lá) hiện đã được Bộ Công thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả nghiên cứu và đề xuất chính sách thí điểm quản lý TLTHM. Các bộ Tư pháp, Tài chính, ꧃Kế hoạch - Đầu tư, Khoa học - Công nghệ đã thống nhất về sự cần thiết và cơ sở khoa học để trình đề xuất quản lý thí điểm có thời hạn đối với TLTHM.
Riêng với thuốc lá làm nóng (TLLN), ông Hải cho rằng vì được chế tạo từ nguyên liệu thuốc lá nên mặc nhiên đây là sản phẩm thuốc lá. "C🦹húng ta có thể đưa ngay vào quản lý một cách chính thức, không cần phải 🐻thí điểm", ông Hải khẳng định.
Bà Nguyễn Quỳnh Liên - Trưởng Banℱ Dân chủ - Pháp Luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nêu ý kiến các cơ quan nhà nước cần sớm 𝔉thống nhất quan điểm và đánh giá loại TLTHM nào đạt chất lượng cũng như khả năng giảm tác hại so với thuốc lá truyền thống, để sớm đưa các sản phẩm này vào phạm vi điều chỉnh của Luật.
Ở góc độ khoa học, PGS.TS.BS. Trần Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TP HCM thông tin, hiện nay Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) cũng như một số cơ quan y tế khác ở Châu Âu và Nhật Bản đã chấp nhận những sả🌳n phẩm TLTHM đủ tiêu chuẩn, có kiểm nghiệm khoa học, được phép cung cấp cho người chưa thể cai thuốc lá, dưới sự quản lý của nhà nước. "Cần có một sản phẩm giảm tác hại, được chính thức kiểm soát về mặt chất lượng và công nghệ để người chưa bỏ được thuốc lá có thể sử dụng thay thế", bác sĩ Ngọc nêu ý kiến.
Ông Ngọc nói thêm, việc đồng thời áp dụng những tiêu chuẩn quản lý khắt kh𒁏e sẽ ngăn chặn những nhóm không được phép tiếp cận các sản phẩm TLTHM, điều mà thực tế hiện nay chưa làm được do sản phẩm chưa được quản lý.
Có 58% bạn đọc tham gia khảo sát do VnExpress th🥃ực hiện cho rằng cần💮 đưa TLTHM vào Luật Phòng chống tác hại thuốc lá để quản lý, đồng thời tuyệt đối cấm người dưới 18 tuổi sử dụng.
Để quản lý TLTHM, theo BS Ngọc, các công ty thuốc lá cũng như ngành y tế cần có trách nhiệm kiểm tra chất lượng, hàm lượng những chất độc hại trong TLTHM trước khi cấp phép cho sản phẩm được sử dụng với những ▨ngườiꦚ hút thuốc có nhu cầu chuyển đổi.
Theo PGS.TS.Thầy thuốc nhân dân Đinh Ngọc Sỹ - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, chỉ cấp phép cho sản phẩm TLTHM dạng hệ thống đóng (tức không thể tự ý tùy chỉnh thành phần s💖ản phẩm), với những tiêu chí, chất lượng được phê duyệt từ cơ quan chức năng.
Tại tọa đàm, các chuyên gia nhất trí, Luật Phòn🐎g, chống tác hại thuốc 𝓰lá có quy định rõ về thuốc lá "dạng khác" nên không có khoảng trống pháp lý đối với việc quản lý TLTHM. Hiện nay cần sớm trình Chính phủ đề xuất phương án quản lý TLLN và TLĐT sau khi có ý kiến đóng góp từ các bộ ngành liên quan.
Thu Liên