𓃲"Một vấn đề Thái Lan chưa làm được trong năm làm Chủ tịch ASEAN 2019 là đưa ra các lĩnh vực áp dụng được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)", ông Sihasak Phuangketkeow, cựu quyền ngoại trưởng, bí thư thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan, nói trong toạ đàm chiều 23/12 tại Hà Nội.
Ông cho hay Thái Lan nhận thức rõ về tầm quan trọng của COC, văn bản ASEAN và Trung Quốc đang thඣảo luận, và con đường còn dài. Từng là trưởng nhóm quan chức cấp cao (SOM) của Thái Lan cách đây 5 năm, ông chứng ♐kiến ASEAN dần dần đạt được sự đồng thuận về nguyên tắc của COC, về cách thực hiện văn bản này.
COC được nêu ra từ thập niên 1990, bắt đầu được thảo luận từ năm 2002. Nhưng suốt nhiều năm, quá trình đàm phán COC liên tục bị trì hoãn, chủ yếu do khác biệt giữa Trung Quốc và ASEAN trong c🌜ách nhìn nhận về C♐OC.
Trong một hội nghị hồi tháng 5/2017 tại Quý Châu, sau gần 4 năm đàm phán, hai bên mới hoàn tất dự thảo khung của COC, nhưng không công bố chi tiết. Trung Quốc nói việc giữ kín chi tiết⛎ của dự thảo khung nhằm "ngăn sự can thiệp từ bên ngoài".
T𝕴ại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 51 (AMM 51) ở Singapore đầu tháng 8/2018, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được dự thảo văn bản đơn nhất về COC. Đây được coi là một tiến triển ở Biển Đông, hướng tới đàm phán thực chất COC có hiệu lực và ràng buộc về pháp lý, giúp ngăn chặn tranh chấp leo thang.
"Bước tiếp theo là đàm phán COC. Chúꦚng ta cần xem xét áp dụng được gì từ COC và 𝓰thu hút sự quan tâm với Bộ Quy tắc", ông Sihasak nói về nhiệm vụ chung của ASEAN trong 2020.
Ông khẳng định vai t🔥rò trung tâm của ASEAN sẽ thể hiện rõ qua nỗ lực giải quyết vấn đề Biển Đông của Hiệp hội.
Vấn đề thứ hai còn "bỏ ngỏ", theo Cố vấn Sihasak, là Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ông cho biết Thái L✃an đã mất một năm để phác ra tầm nhìn này nhꦗưng các nước thành viên có nhận thức bối cảnh chiến lược không giống nhau, quan hệ với các nước lớn cũng khác nhau.
Ông cho rằng ASEAN cần tìm ra một tiếng nói chung, duy nhất về Tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong bối cảnh Trung Quốc đưa ra Sáng kiến Vành đai và Con đường, có thể lập một trật𒅌 tự thế giới mà Trung Quốc là trung tâm, ASEAN cần có sự thích nghi để duy trì vai trò trung tâm của mình. Vai trò này của ASEAN sẽ ảnh hưởng đến hoà bình, bền vững và dân chủ trong khu vực❀.
"Do đó ASEAN cần tăng thêm đàm phán với các bên liên quan, cần tìm sự đồng thuận về Tầm nhìn 🍌Ấn Độ - Thá💮i Bình Dương", Sihasak nói.
Cố vấn Thái Lan cũng mong có thể làm nhiều hơn để hỗ trợ Myanmar xử lý vấn đề liên quan đến người Rohingya, đặc biệt là về khía cạnh nhân đạo.
Myanmar đang phải xử lý cuộc xung đột sắc tộc xảy ra với người Rohingya, sau khi lực lượng an ninh tấn công bang Rakhine vào năm 2017, khiến hơn 730.000 người Rohingya phải tràn sang nước láng giềng Bangladesh. Nhóm điều tra của Liên Hợp Quốc gọi cuộc tị nạn này là kết quả của𓆉 một chiến dịch quân sự có mục đích diệt chủng. Myanmar kịch liệt phản đối, khẳng định hoạt động của quân đội là phản ứng hợp pháp với phiến quân Rohingya.
Theo ông Sihasak, trong 2019 Thái Lan phải đối mặt với một loạt thách thức trong và ngoài nước, như bảo đảm ổn định khi thực hiện chuyển giao chính trị, bầu chính phủ dân sự, cạnh tranh Mỹ - Trung, chủ nghĩa bảo hộ g𝔉ia tăng, chủ nghĩa đa ph💞ương suy giảm.
Trả lời câu hỏi của VnExpress về bài học cho Việt Nam khi làm Chủ tịch ASEAN, ông Sihasak cho rằng việc duy trì vai trò tr♓ung tâm của ASEAN lꦬà điều rất quan trọng.
"Khi có nhiều thách thức trên thế giới, ASEAN duy trì vai trò trung tâm đồng nghĩa với việc duy trì gắn kết và tăng 💟khả năng thích ứng", ông Sihasak nói.