Luật sư tư vấn
Hành vi cơi nới, sửa chữa, tăng diện tích, nâng tầng của người dân là hành vi vi phạm𝕴 pháp luật, ảnh hưởng xấu tới tr𓃲ật tự quản lý xã hội cũng và các hộ dân khác.
Theo khoản 5 Điều 6 Luật Nhà ở 2014, pháp luật nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian và các phần thuộc sở hữu chung hoặc của các chủ s🤡ở hữu khác dưới mọi hình thức; tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư.
Khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư củ💝a Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà chung cư như sau:
- Nhà chung cư p𒀰hải được sử dụng đúng công năng, mục đích thiết ♉kế và nội dung dự án được phê duyệt.
- Việc quản lý, sử dụng nhà chung cư phải tuân thủ nội quy ♎quản lý, sử dụng của từng nhà chung cư, quy định của pháp luật về nhà ở, Quy chế này và pháp luật có liên quan.
Theo đó, việc xử phạt hành vi tự ý thay đổi thiết kế, cơi nới diện tích căn hộ chung cư, nhà tập thể được quy định chung tại khoản 2 Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựn🍨g, sản xuất, kinh doanh vật liệu 💮xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, cụ thể:
"Điều 66. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng của nhà chung cư;
b) Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở;
c) Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng."
Như vậy, người có hành vi tự ý cơi nới, tăng diện tích, thay đổi kết cấu nhà ở tập thể, chung cư cũ của các hộ dân có thể bị phạt tiền đến 40.000.000 đồng. Đồng thời, cá nhân, 𒅌doanh nghiệp vi phạm còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội