Ngày nay, không ít cha mẹ đang đặt quá nhiều kỳ vọng vào con trẻ, 𝄹khiến cuộc sống của chúng bị nhấn chìm trong áp lực. Và khi không thể đáp ứng được kỳ vọng đó, một số em đã tìm đến ý nghĩ tiêu cực, khiến cha mẹ hối hận.
'Con phải thành ông nọ, bà kia'
Mô hình gia đình ít con đang ngày một phổ biến tro🎐ng xã hội Việt, vì vậy cha mẹ thường đặt rất nhiều kỳ vọng vào con trẻ. Ngay từ khi còn học lớ෴p một, nhiều cha mẹ đã liên tục gieo vào đầu con những câu hỏi: "Nay mai con thích làm nghề gì"? Và khi con trẻ nói: "Con thích sửa ôtô", "con thích lái tàu hỏa"... thì không ít người lập tức nhảy dựng lên: "Con phải làm giám đốc, phải làm bác sĩ chứ"...
Để đạt được kỳ vọng đó, nhiều cha mẹ đã tìm mọi cách để con học đủ thứ khi mới hai, ba tuổi. Nào là ph✤ải nói tiếng Anh thạo hơn tiếng Việt, phải biết vẽ, biết làm tính thành thạo. Nhiều bé vừa đi mẫu giáo về đã được cha mẹ chở đến trung tâm Anh ngữ. Đên tối về nhà, tưởng được nghỉ ngơi, thì các con lại phải rèn viết chữ đẹp, tập làm tính... Cứ thế con trẻ như quay vòng trong các kế hoạch do cha mẹ đặt sẵn.
Khi ra ngoài xã hội, thấy ai khoe chuyện con nhà họ biết hát bài tiếng Anh, hay được bằng khen này nọ là nhiều phụ huynh lập tức về nhà đem con ra so sánh: "Đấy con nhà người ta hơn con mình có vài tháng mà biết đủ thứ kia kìa...". Cha mẹ đã quên mất lời so sánh đó làm con trẻ tổn thương và trở nên tự ti mỗi khi nói chuyện học hành hoặc giao lưu với bạn cùn𓄧g trang lứa.
Chuyện kỳ vọng quá đáng ở con cái còn xảy ra khi các em bước vào bậc học lớn hơn với mục tiêu: "Con phải thi được vào trườn💃g chuyên lớp chọn, phải thi đỗ vào trường đại học danh tiếng để còn làm ông nọ, bà kia, để bố mẹ nở mày, nở mặt, rạng danh với họ hàng". Vì tham vọng này, nhiều cha mẹ đã chẳng hề quan tâm xem con mình thích gì, khả năng thực lực đến đâu? Điều này chẳng khác nào bắt ép các em phải gánh nặng quá mức có thể.
Không ít em khi trò chuyện, đã bộc bạch rất thật rằng: "Mẹ tớ cứ bắt phải thi ngành này c🥂hứ tớ đâu có thích". Thậm chí có em còn viết trong nhật ký: "Mình mà không thi đỗ đại học thì bố sẽ giết mình mất. Phả🏅i làm sao đây?".
>> Con nhà người ta
Cần lắng nghe và phát huy sở thích, khả năng của con trẻ
Câu hỏi: "Phải làm sao đây?", thoáng nghe có vẻ nhẹ như tiếng gió thoảng qua nhưng để tìm được câu trả lời thì quả là không đơn giản với độ tuổi bồng bột. Vì th😼ế, nó đã đẩy nhiều em rơi vào trầm cảm, hoang mang, lẩn tránh bố mẹ, thậm chí rơi vào bế tắc, dẫn 🎉đến bỏ nhà đi, tự tìm đến cái chết khi không đáp ứng được mong muốn của cha mẹ.
Việc tìm đến cái chết, bỏ nhà đi khi không đáp ứng được kỳ vọng của bố mẹ từng được cảnh báo nhiều, nhưng xem ra một số cha mẹ v🥃ẫn cho rằng, kỳ vọng là muốn tốt cho con cái, là động lực để các em có ý chí học hành. Theo một số chuyên gia tâm lý, cha mẹ có thể kỳ vọng con cái nhưng kỳ vọng đó phải được dựa trên sự lắng nghe, chia sẻ, để nắm bắt được sở thích, khả năng của con cái. Đặc biệt ở tuổi thơ của trẻ, kỳ vọn𝄹g quá đáng có thể sẽ khiến các em già trước tuổi, không còn sự hồn nhiên.
Vì thế, cha mẹ cần꧙ tuyệt đối tránh kiểu so sánh: "Con người ta làm được thì con mình cũng phải làm được". T💞hay vì gia tăng áp lực, dùng quyền làm cha mẹ để áp đặt, các bậc phụ huynh cần phát huy sở thích, khả năng thực lực của các em để kích thích đam mê học hành, tạo ý chí tự chủ. Khi đó, trẻ sẽ tự nhận thức và phấn đấu để đạt được đam mê của mình. Điều này tốt hơn là sự ép buộc theo ý người lớn khi các em không hề có đam mê và khả năng thực hiện.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.