Với tuổi thọ 120 năm, Cocky chào đời khi George Washington trở thành tổng thống Mỹ và Napoleon chỉ là một người lính vô danh trong quân đội Pháp. Nó thậm chí còn sinh ra trước khi phát hiện phiến đá Rosetta, thậm chí có thể lớn tuổi hơn loại vaccine đầu tiên. Khi Cocky qua đời, xe tăng và súng máy đã thay thế ngựa và súng hỏa mai, máy bay có thể bay tự động, người dân London sử dụng thang máy để xuống ga tàu điện ngầm đi làm mỗi buổi sáng, theo IFL Science.
Là một con🔯 vẹt có bộ mào màu vàng nhạt nuôi trong nhà, Cocky được kỳ vọng có thể sống 80 năm, tương đương tuổi thọ của người chăm sóc nó. Tồn tại lâu hơn ngưỡng đó 50%, Cocky đã sống lâu hơn ít nhất hai người chủ. Theo nhà sử học Catie Gilchrist, nó trải qua 78 năm đầu tiên đi khắp thế giới cùng thuyền trưởng George Ellis, người dùng tàu để phục vụ thông thương ở quần đảo South Sea.
Khi Ellis qua đời năm 87 tuổi, Cocky được giao cho cháu trai của vị thuyền trưởng. Sau khi đi vòng quanh thế giới 7 lần cùng chủ cũ, Cocky sống cùng cặp đôi Joseph and Sarah Bowden. Mãi tới năm 1889, Joseph mất và Sarah tái hôn, đôi vợ chồng mới ch🍎uyển tới Tom Ugly’s Point ở nam Sydney, Cocky mới thực sự nổi tiếng. Sarah và chồng mới của bà là Charles Bennett mua lại khách sạn🦋 Sea Breeze ở địa phương, do đó con vẹt mào sống trong khách sạn suốt nhiều năm.
Theo Gilchrist, nó nói rất nhiều, được yêu thích và quen mặt đối với hàng nghìn cư dân, du khách 🌠bởi tính cách tươi vui của nó. Cocky được đặt trong chiếc lồng ở mái hiên trước của khách sạn, nơi nó có thể theo dõi đoàn diễu hành đi ngang qua và gặp gỡ bạn bè. Con chim được biết tới với những câu cửa miệng hài hước, nổi tiếng nhất là "Nếu tôi có thêm lông, tôi sẽ bay được". Câu nói này xuất phát từ bệnh mỏ và lông nhiễm khuẩn Psittacine (PBFD) khiến Cock🐠y trải qua vài chục năm cuối đời với phần đầu trụi lông. Đây là bệnh virus phổ biến giết chết 50% vẹt mào ngày nay trước khi chúng đạt độ tuổi thành thục sinh dục.
Chính căn bệnh này cũng khiến Cocky có chiếc mỏ khác thường, dài, có mấu và xoắn. Cocky chỉ có thể hấp thụ dưỡng chất bằng cách ăn thức ăn nghiền ꦺsẵn vào cuối đời. Nó chết⭕ vào ngày 26/5/1916.
An Khang (Theo IFL Science)