Ngoài xung đột với Mỹ, Bắc Kinh vốn đang phải vật lộn với hàng loạt thách thức khác. Và chiến tranh thương mại có thể khiến chúng trầm trọng hơn. Nền kinh tế lớn nhì thế giới đang tăng trưởng v𒁃ới tốc độ chậm nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Họ cũng đang chịu sức ép từ nợ nần, bong bóng bất động sản và nội tệ yếu đi.
Bất chấp việc Mỹ đánh thuế nhập khẩu lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc, xuất khẩu của ꦏnước này vẫn tăng mạnh, tới 16% trong th༒áng 10. Tuy nhiên, tình hình có thể thay đổi trong vài tháng tới, khi thuế nhập khẩu tăng từ 10% lên 25% như Mỹ đe dọa.
1. Khối nợ tăng một cách khó kiểm soát
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng rất nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhờ liên tục dùng tín dụn🦩g để kích thích. "Tăng trưởng của Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào vay nợ", Gerard Burg - nhà kinh tꦕế cấp cao tại National Australia Bank nhận xét. Tổng nợ của Trung Quốc trong hệ thống tài chính nước này hiện có quy mô gấp vài lần GDP.
Một số khoản tiền đổ vào xây cầu, đường và cơ sở hạ tầng khác. Tuy nhiên, rất nhiều khoản đổ vào các lĩnh vực sinh lời kém hơn, như các công ty quốc doanh lớn làm ăn không hiệu quả. Trong khi đó, lĩnh vực tưও nhân năng đ꧅ộng hơn lại không được hưởng lợi nhiều.
Cuối năm ngoái, Bắc Kinh bắt đầu tăng tốc kiềm chế nợ. Đây𒐪 là một trong những lý do chính khiến nước này tăng t𝕴rưởng chậm lại.
Một số nhà phân tích nghi ngờ cam kết của chính ph🔥ủ Trung Quốc về dọn dẹp hệ thống tài chính, đặc biệt khi GDP ngày càng tăng chậm và chiến tranh thương mại leo thang. Vì nhiều chính quyền địa phương và công ty quốc doanh sẽ phải chật vật tồn tại khi không được bơm tín dụng giá rẻ thường xuyên, Kevin Lai - nhà🥀 kinh tế học tại Daiwa Capital Markets dự báo. Cắt đứt nguồn tín dụng của họ "có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, như bất ổn xã hội, sa thải hàng loạt và phá sản", Lai cho biết. Đó là kịch bản Bắc Kinh muốn tránh.
2. Nội tệ lao dốc
Chính phủ Trunܫg Quốc cũng đang nỗ lực ngăn NDT giảm sâu. Từ tháng 1, đồng tiền này đã mất giá hơn 9% ෴so với USD, do lo ngại về sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc. Việc Mỹ nâng lãi suất cũng khiến USD mạnh lên.
Nội tệ yếu 🌺đã thúc đẩy xuất 🅺khẩu cho Trung Quốc, do nó khiến hàng hóa nước này rẻ hơn trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, NDT yếu đi cũng từng khiến nước này nhiều lần đau đầu.
Đợt giảm giá mạnh năm 2015 và 2016 khiến dòng vốn ồ ạt chảy khỏi Trung Quốc, do nhà đầu tư cho rằng NDT sẽ ti🐽ếp tục mất giá. 🍷Cuộc khủng hoảng này đã khiến Bắc Kinh phải tung ra hàng trăm tỷ USD để nâng giá nội tệ.
NDT mất giá có thể trở thành một vòng xoáy nguy hiểm, Manu Bhaskaran - nhà sáng lập hãng tư vấn﷽ Centennial Asia nhận xét. Capital Economics cho biết vài tháng gần đây, Bắc Kinh dường như đã bắt đầu sử dụng khối ngoại tệ dự trữ khổng lồ để làm chậm lại đà giảm giá của NDT.
3. Bong bóng bất động sản
Thập kỷ qua, giá nhà đất tại Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi, do lãi suất thấp và thiếu nơi ở tại các𓆉 thành phố lớn, hãng nghiên cứu Gavekal cho biết. Tuy nhiên, thị trường bất động sản "dường như đã bắt đầu rạn nứt", Aidan꧅ Yao - nhà kinh tế học nghiên cứu các thị trường mới nổi tại AXA Investment Managers cho biết. Ông lấy ví dụ một số hãng bất động sản lớn phải giảm giá do nhu cầu yếu đi. "Thị trường nguội đi chỉ còn là vấn đề thời gian", Yao nhấn mạnh.
Bất động sản vẫn là một trong những điểm sáng của kinh tế Trung Quốc năm 𝔉nay. Tuy nhiên, nó sẽ trở thành gánh nặng khi giá cả lao dốc, các nhà phân tích tại Fitch Solutions cho biết. Trung Quốc khi ấy sẽ p♌hải nhận thêm một tầng sức ép nữa.
4. Các vấn đề cố hữu
Giới chức Trung Quốc đã phải giảm thuế, tăng ch♚i cho cơ sở hạ tầng và nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy𒈔 tăng trưởng. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc đã kê đơn sai cho các vấn đề của mình.
"Các൩ vấn đề của Trung Quốc là mạn tính, không phải cấp tính", Derek Scissors - chuyên gia Trung Quốc tại Viện Doanh nghiệp Mỹ nhận xét. Ông cho rằng những vấn đề lớn, như già hóa dân số và môi trường kinh doanh kém cạnh tranh gần như đang bị phớt lờ.
Trung Quốc đã nới lỏng chính sách một con kéo dài hàng chục năm, đồng thời tăng tính cạnh tranh khi cho phép nhà đầu tư ngoại tiếp cận sâu hơn các ngành như ngân hàng hay ôtô. Tuy nhiên, những nỗ lực này đã quá muộn, hoặc quá ít ỏi, làm dấy lên lo ngại về tương lai dài hạn của nền kinh tế. "Những nền kinh tế già cỗi và nợ n🥀ần sẽ không tăng trưởng được đâu", Scissors kết luận.
Hà Thu (theo CNN)