Lo sợ dậy thì sớm ảnh hưởng tâm🌳 lý và chiều cao của con, chị Hạnh lên các diễn đàn phụ huyn🏅h để tìm hiểu về việc tiêm thuốc ức chế dậy thì sớm. "Con còn nhỏ, không biết mình có kinh nguyệt, lại phải đối mặt với cảnh tháng nào cũng hành kinh. Tôi lo nhất là khi đi học, bé dễ mặc cảm với bạn bè", chị Hạnh chia sẻ.
Cùng nỗi lo, chị Thanh Loan đưa con gái 7 tuổi rưỡi đi khám do có biểu hiện ngực sưng và đau. Xét nghiệm máu, đo tuổi xương, bác sĩ cho biết bé có biểu hiện dậy thì sớm, nhưng vẫn còn may, tuổi xương thấp hơn tuổi thật một tuổi. Bé chưa cần điều trị nhưng chú ý chế độ ăn uống tập luyện và ꦗtái khám. Tuy nhiên chưa đến lịch tái khám thì dịch bệnh bùng phát, bé hiện 8 tuổi có mùi cơ thể. Chị Loan lo lắng và theo dõi sự phát triển của con, chờ dịch ổn thì đưa bé đi khám.
Không chỉ các mẹ có con gái mới lo, mà nhiều phụ huynh có con trai cũng chung nỗi lo lắng này. Chị Khánh Như có con trai 5 tuổi rưỡi, nặng 17 kg. Khi tắm cho con, chị phát hiện bộ phận sinh dục của bé to hơn nhiều so với trẻ cùng tuổi. "Mình sợ bé có dấu hiệu dậy thì sớm, rất hoang mang không biết đã chăm con đúng cách chưa, bé uống sữa công thức từ nhỏ có phải là yếu tố làm tăng n🉐guy cơ dậy thì sớm hay không", chị Như bày tỏ.
Bệnh viện Nhi Trung ương đang quản lý hơn 1.000 trẻ dậy thì sớm, trên 500 cháu đượ꧂c điều trị ức chế dậy thì bằng cách tiêm thuốc. Bác sĩ Bùi Phương Thảo (khoa Nội tiết - Chuyển hóa Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương), cho biết tuổi dậy thì được tíജnh ở giai đoạn 8-13 tuổi với trẻ gái và 9-14 tuổi với trẻ trai. Tuy nhiên trẻ ngày nay có xu hướng dậy thì sớm hơn.
Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thị Vũ Quỳnh (Phòng khám Nhi và Tiêm ngừa Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM) chia sẻ dậy thì sớm là tình trạng phát triển các đặc điểm sinh dục thứ phát trước 8 tuổi ở nữ và trước 9 tuổi ở nam. Ở nữ, các đặc tính sinh dục thứ phát là phát triển ngực, nổi mụn, mọc lông nách, lông mu hay có kinh nguyệt. Trẻ có kinh trước 9 tuổi rưỡi cũng gọi là dậy thì sớm. Ở nam, trẻ sẽ phát triển t♕inh hoàn, dương vật, mọc lông nách, lông mu, nổi mụn, phát triển các khối cơ, vỡ giọng... Các trẻ dậy thì sớm thường phát triển chiều cao nhanh.
Theo bác sĩ Quỳnh, dậy thì sớm có hai nhóm nguyên nhân là dậy thì sớm thật và giả dậy thì sớ🌠m. Các nguyên nhân gây giả dậy thì sớm như các khối u buồng trứng, u tinh hoàn, u thượng thận... tiết ra các hormone sinh dục gây phát triển các đặc tính sinh dục. Nhóm này ít gặp hơn dậy thì sớm th♓ật.
"Dậy thì sớm thật là nguyên nhân thường gặp hơn, đa phần là do sự trưởng thành sớm của hệ thần kinh, nộ♛i tiết dẫn đến việc xuất hiện các đặc tính sinh dục sớm hơ🌺n so với tuổi. Đa số là chưa rõ nguyên nhân. Chỉ một số ít trường hợp có u ở não", bác sĩ Quỳnh cho hay.
Ngoài ra, yếu 🧸tố nguy cơ của dậy thì sớm là béo phì, tiếp xúc nhiều với một số yếu tố gây rối loạn nội tiết như BPA (có nhiều trong các sản phẩm nhự💙a), phtalates có trong các sản phẩm nhựa, mỹ phẩm; DDT (trong sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật)... Trẻ có tiền căn bố mẹ dậy thì sớm cũng có nguy cơ dậy thì sớm, liên quan đến yếu tố gene.
"Dậy thì sớm có thể ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ về sau. Trong giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ cao nhanh và có chiều cao vượt trội so với các trẻ cùng trang lứa. Tuy nhiên, giai đoạn sau, trẻ cao chậ🍌m hoặc dừng tăng trưởng chiều cao do các xương đã bị cốt hóa sớm, dẫn đến chiều🌸 cao cuối cùng bị ảnh hưởng", bác sĩ nói.
Trẻ dậy thì sớm có thể bị ảnh hưởng về tâm lý như mặc cảm, tự ti và xấu hổ về sự khác biệt của mình so vớ🐭i các bạn cùng trang lứa. Trẻ nữ cũng có thể mang tâm🍨 lý lo sợ do có kinh nguyệt sớm. Trẻ bị dậy thì sớm còn có nguy cơ quan hệ tình dục sớm hay bị lạm dụng tình dục, có thai sớm.
Bác sĩ Quỳnh khuyến cáo khi trẻ bị dậy thì sớm, cha mẹ cần bình tĩnh không nên quá hoang mang ảnh hưởng tâm lý trẻ. Đưa trẻ đến chuyên khoa nội tiếꦏt Nhi để thăm khám và xác định nguyên nhân, mức độ tiến triển, điều trị.
"Không phải tất cả trường hợp dậy thì sớm nào cũng cần điều trị. Thường gặp nhất là dậy thì sớm thật vô căn, nếu ti💙ến triển đe dọa đến chiều cao cuối cùng hoặc trẻ có rối loạn tâm lý, bác sĩ sẽ xem xét tiêm thuốc ức chế dậy thì cho trẻ", bác sĩ Quỳnh nói.
Lê Cầm