Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM mới đây cho biết sẽ kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặc cách trao danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân cho ba tên tuổi: nghệ sĩ Minh Vương, Thanh Tuấn và Giang Châu. Trước đó, cả ba bị loại khỏi danh sách ♊xét duyệt ở cấp Bộ. Con gái NSƯT Giang Châu - nghệ sĩ Xuân Thảo - chia sẻ gia đình ghi nhận những nỗ lực của các 𒆙đơn vị muốn giúp cha chị có danh hiệu sau nhiều năm làm nghề. Tuy nhiên, chị chia sẻ: "Cha tôi đang bệnh nặng nên không còn thiết tha gì với việc được trao danh hiệu".
Nghệ sĩ Giang Châu bị thoái hóa não - biến chứng từ lần đột quỵ năm 2017. Một lần chạy xe ngoài đường, ông bị tai biến, té ngã, người quen phát hiện đưa đi cấp cứu. Trước đó, ông có tiền sử huyết áp cao, tim mạch... Nghệ sĩ hiện ngồi xe lăn để di chuyển, giao tiếp khó khăn...
Chị Thảo kể nhiều năm qua, cha chị nhận thấy chuyện xét duyệt còn nhiều bất cập, khiến không ít nghệ sĩ lão thành buồn tủi. Ông cho rằng sự cống hiến của các tên tuổi gạo cội không nên tính bằng số lần tham gia liên hoan, số huy chương đạt được... Giai đoạn thập niên 1960, 1970, nhiều nghệ sĩ cải lương🍰 - trong đó có Giang Châu - hoạt động sôi nổi, ca diễn bằng đam mê để có những tác phẩm đi vào lòng khánꩲ giả, chứ không nhằm mục đích thi thố để kiếm huy chương.
Vài năm trước, trong lần được trao NSƯT, Giang Châu định không làm đơn vì quan niệm danh hiệu không phải là thứ đi xin. Sợ thiệt thòi cho cha, chị Thảo tìm hiểu cách làm hồ sơ rồi giúp cha ghi chép, ông chỉ cần ký tên vào hồ sơ. Đến lần xét Nghệ sĩ Nhân dân gần đây, Giang Châu cũng không chủ động, Hội sân khấu TP🅰 HCM phải hỗ trợ ông trong việc kê khai.
"𓄧Cha tôi vẫn luôn nghĩ, nếu thấy các nghệ sĩ xứng đáng ♔thì hãy trao tặng cho họ, thay vì bắt làm đơn để kêu gọi tôn vinh thì quá kỳ cục", chị Thảo kể.
* NSƯT Giang Châu diễn vở 'Kép hát làm vua'
Trước khi bị tai biến, nghệ sĩ Giang Châu vẫn đi diễn, dẫu không còn nhiều show🤪 như thời đỉnh cao. Ông chỉ tham gia những tụ điểm có khán giả bình dân. Khi sức khỏe xuống dốc, ông nghỉ hát, ở nhà cùng vợ chồng con gái ở quận Tân Phú, TP HCM. Ông có ba người con nhưng một người qua đời sớm, còn người thứ hai - nghệ sĩ Thế Sơn - qua đời năm 2013 ở tuổi 29 vì lao phổi. Chị Xuân Thảo trước kia kế tục đam mê nghệ thuật của cha, theo đuổi công việc biên kịch sân khấu. Sau này, vì mưu sinh, chị chuyển sang làm kinh doanh.
Đầu tháng 7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố danh sách 77 hồ sơ đủ tiêu chuẩn xét duyệt danh hiệu NSND, NSƯT. NSƯT Minh Vương, Thanh Tuấn, Giang Châu không có mặt trong số này. Theo quy định, các hồ sơ đạt tiêu chuẩn phải có 90% tỷ lệ phiếu đồng ý của các thành viên Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước. Khi ấy, Minh Vương thể hiện sự thất vọng và cảm thấy thiếu công bằng.
Trước kiến nghị của Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM về việc đặc cách xét danh hiệu NSND, Bộ trưởng Văn hóa Nguyễn Ngọc Thiện nói sẽ trình Thủ tướng 🍷về một số trường hợp.
Nghệ sĩ Giang Châu, tên thật là Trần Ngọc Châu, sinh năm 1952. Năm 1968, ông theo gánh hát cải lương Hương Mùa Thu và được giao những vai quan trọng. Sau năm 1975, đoàn hát giải thể, Giang Châu gia nhập đoàn cải lương Sài Gòn 2. Nhờ có lối ca vọng cổ dài hơi và lối diễn xuất sống động, ông nổi tiếng qua vai Trần Hùng trong tuồng Tìm lại cuộc đời. Ông còn được biết đến nhiều với vai diễn Trùm Sò trong Ngao Sò Ốc Hến và vai Thừa trong Tiếng hò sông Hậu.
Nghệ sĩ Nhân dân là danh hiệu cao nhất Nhà nước trao tặng cho các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Nhà nước từng tổ chứ🐠c tám đợt xét duyệt vào các năm 1984, 1988, 1993, 1997, 2001, 2007, 2011,🐻 2015. Người được trao danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân phải có ít nhất 20 năm kinh nghiệm, đã được tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú từ 5 năm trở lên, được tặng ít nhất hai giải vàng hoặc một giải vàng và hai giải bạc tại các liên hoan, hội diễn nghệ thuật cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế và các hội văn học nghệ thuật Trung ương từ khi được trao Nghệ sĩ Ưu tú.
Mai Nhật