Trong đêm nhạc tưởng nhớ một năm ngày nhạc sĩ mất tại Nhà hát Lớn Hà Nội tối 8/12, gia đình giới thiệu một số khúc giao hưởng, các bản nhạc phim - phần sự nghiệp ít người biết đến của ông. Sau khi trình diễn đoạn mở đầu bài Ngày xa cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, nghệ sĩ piano Trinh Hương nghẹn ngào nói: "'Ông viết bản nhạc năm tôi 14 tuổi, khi tiễn con đi du học. Lúc ấy, ở s🀅ân bay, hai bố con cùng khóc, khi𒁏ến anh nhân viên hải quan trêu: 'Đi học chứ có đi đâu đâu, phải vui lên chứ"'.
Nghệ sĩ Trinh Hương cho biết nhạc sĩ Phú Quang vốn yêu th♕ích nhạc cổ điển nhưng chưa dành được nhiều tâm tâm huyết ๊và công sức cho mảng này, một phần do cuộc sống mưu sinh đưa đẩy. Lúc còn trẻ, ông đau đáu ấp ủ nhiều dự định nhưng sau đó bị cuốn theo những đơn đặt hàng nhạc phim, viết ca khúc. Những năm cuối đời, nhạc sĩ muốn hoàn thành những trăn trở dang dở thời trẻ nhưng sức khỏe lại xuống dốc. Trước khi đổ bệnh, ông viết di chúc, trao gia tài âm nhạc cho con gái cả, dặn dò cô cùng các em duy trì những đêm nhạc thường niên như khi ông còn sống.
Chương trình tạo khoảng lặng khi Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam biểu diễn lại bản nhạc phim Bao giờ cho đến tháng 10, với giai điệu sâu lắng, hùng tráng. Đạo diễn Đặng Nhật Minh nói nhạc sĩ Phú Quang đã soạn bản nhạc ở căn gác xép trong căn nhà trên phố Khâm Thiên, nơi chỉ đặt vừa một cây đàn piano và chiếc giường đã cũ. Mỗi khi viết xong một đoạn, ông lại gọi đạo diễn Đặng Nhật Minh đến nghe, hai người cứ thế làm෴ việc cùng nhau cho đến khi hoàn thiện.
Xuyên suốt đêm nhạc, MC Hồng Nhung dẫn dắt khán giả qua những mẩu chuyện về cuộc đời nhạc sĩ, từng được ông giới thiệu trong cuốn hồi ký Chuyện bình thường và Những mảnh hồi ức chợt hiện. Thuở nhỏ, anh trai từng dẫn Phú Quang đi thi vào trường múa nhưng nhạc sĩ nằng nặc khóc đòi về. Sau đó, anh ông lại hướng cho em thi Trường Âm nhạc Việt Nam. Sau này nhạc sĩ mới biết anh muốn ông theo nghệ thuật cho bớt khổ, bởi sinh viên ngành được hưởng chế độ tốt. Sau khi xem bộ phim Chú bé âm nhạc của Nga, nhạc sĩ Phú Quang thích thú, tay liên tục cầm que gỗ bắt chước nhân vật chỉ huy dàn nhạc, quẹt đi quẹt lại trên hàng rào để tạo ra âm thanh. 🉐Ông ban đầu học khoa kèn cornet, sau này là khoa 🌄sáng tác, chỉ huy.
Nhà thơ Thái Thăng Long - người bạn gắn bó với Phú Quang hơn 40 năm - tâm sự về tình bạn với ông trên sân khấu. Nhạc sĩ từng phổ thơ ông thành các tác phẩm Chiều phủ Tây Hồ, Chiều hoang, Muộn, Heo mây... Năm 2018, khi lần cuối nhạc sĩ Phú Quang bay vào TP HCM, cả hai cùng soạn bài Còn trong ký ức. Lúc chia tay ở sân bay, nhạc sĩ và nhà t🀅hơ ôm nhau khóc. Một năm sau, ông bắt đầu ngã bệnh, ca khúc đến nay vẫn chưa được thu âm.
Ngoài những câu chuyện về nhạc sĩ, chương trình đưa khán giả về miền ký ức quen thuộc qua các ca khúc nổi tiếng của ông, với hai giọng ca Tùng Dương, Ngọc Anh 3A. Ngọc Anh 3A hát loạt nhạc phẩm Mơ về nơi xa lắm, Im lặng đêm Hà Nội, Tôi muốn mang Hồ Gươm đi, Trong giấc mơ xưa, Đêm ả đào... Tùng Dương hát sáng tác mới chưa từng công bố của ông - Mai đành xa sông Thương. Vì mới tậꦑp một ngày, anh hơi lúng túng khi hát, phải xin khán giả biểu diễn lại một lần.
Giống liveshow kỷ niệm sinh nhật ông hồi tháng 10, chương trình do ba con của ông thực hiện. Trinh Hương chịu trách nhiệm sản xuất. Hai em cùng bố khác mẹ với cô - Giáng Hương, Phú Vương - phụ trách biên tập âm nhạc và thiết kế các ấn phẩm liên quan. Trinh Hương nói gia đình cô gặp khó khăn trong việc lưu giữ gia tài của bố bởi "ông chưa từng nghĩ sẽ mất sớm nên không chuẩn bị cho sự ra đi của mình". Toàn bộ 500 vé dự chương trình được gia đình gửi tặnᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚg người thân, bạn bè, khán giả yêu nhạc Phú Quang.
Hà Thu