Đầu tháng 1/2017, gia đình Phạm Tuyên sẽ tổ chức đêm nhạc mừng ông bước sang tuổi 88. Hiện tại, người thân của nhạc sĩ chuẩn bị cho ra mắt hồi ký Chúng tôi đã sống như thế do vợ quá cố của ông - Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyꦫễn Ánh Tuyết - viết.
Chị Phạm Hồng Tuyến chia sẻ với VnExpress về đời sống của 🎃n🦹hạc sĩ cũng như chuyện tình của ông với vợ khi xưa.
- Chị nhớ nhất điều gì khi nhắc đến tình yêu của bố mẹ?
- Ông bà làm gì cũng không thể thiếu nhau. Lúc nào bố tôi đi công tác trong nước cũng có mẹ đi cùng. Sau này cuộc sống dư dả hơn, bố mẹ tôi còn rủ nhau đi du lịch nước ngoài. Họ luôn dành cho nhau những lời nói, cử chỉ nhẹ nhàng, tình cảm. Cả lúc lớn tuổi, họ vẫn gọi nhau bằng "anh - em". Mỗi lần ཧcó công việc bên ngoài, bố tôi không 💎lê la, cà kê dông dài mà luôn tìm về để ăn cơm cùng mẹ.
Với bố, mẹ là ng🌞uồn tham khảo cực kỳ quan trọng. Khi cần làm việc gì lớn, ông đều hỏi xin ý kiến của bà. Có bài hát mới, bố luôn để mẹ là người thẩm định đầu tiên. Khi vợ viết xong luận án, cần người trang trí, ông sẵn sàng xắ✃n tay giúp.
M♔ẹ tôi bị tiểu đường suốt ൩30 năm. Trước khi mất, mỗi năm, mẹ đều bị đau rất nặng phải đi viện. Mỗi lần như thế, bố tôi đứng ngồi không yên, luôn miệng hỏi: "Mẹ con bị bệnh thế này thì làm gì bây giờ?".
- Tinh thần của nhạc sĩ thế nào khi vợ qua đời năm 2009?
- Năm đầu tiên mẹ mất, bố không dám bước ra khỏi nhà. Ông sợ bị hỏi han. Bố tôi không muốn trả lời về nỗi mất mát quá lớn ấy. Sự ra đi của mẹ gây ra hụt hẫng lớn trong cuộc sống của bố. Thậm chí, khi thấy con cái dọn quần áo của mẹ để mang đi chôn cùng, ông cũng cản: "Sao lại mang hết đồ của mẹ đi, phải giữ lại chứ". Gia đình tôi th𓃲uyết phục mãi bố mới chịu. Mỗi khi thấy 🌊có người định cầm đồ của vợ đi, ông đều ra sức bảo vệ tới cùng. Với bàn thờ của mẹ, bố tôi cũng đặt riêng một góc.
Hồi ký của mẹ có lẽ là một trong những kỷ vật quý giá và được b𝔉ố tôi giữ gìn nhất. Cuốn hồi ký ấy ghi lại mọi kỷ niệm, khoảnh khắc hay những biến đổi trong cuộc sống của bố mẹ tôi. Thậm chí, mỗi khi quên điều gì trong quá khứ, bố tôi còn phải lật giở lại để xem mẹ đã nói gì.
- Những ca khúc thiếu nhi do bố sáng tác, mẹ thẩm định gắn bó với tuổi thơ của chị thế nào?
- Mỗi bài hát gắn liền với một giai đoạn đi học của tôi. Hồi tôi còn đi mẫu giáo, bố được các cô nhờ sáng tác một ca khúc cho trường. Thời đó, ông chưa bao giờ viết cho trẻ em. Bố tôi chật vật lắm. Thấy bố mãi không có bài hát, tôi nằm ra ăn vạ, đòi bỏ học. Cuối cùng, ông đành phải viết và "ra lò" được bài Trường chúng cháu là trường mầm non. Tôi cũng là ngườ🐷i đầu tiên thể hiện ca khúc này.
Gia đình tôi liên tục thay đổi chỗ ở nên trường học cũng thay đổi theo. Một loạt ca khúc lại lần lượt ra đời, nào là Cô và mẹ, Cả tuần đều ngoan... Đến khi tôi học lớp một, bố lại sáng tác Chúng em là học sinh lớp một. Năm tôi lớp bốn, thầy giáo có lệnh nhập ngũ, nghe chuyện xong, bố lại được truyền cảm hứng để viết Ngày mai thầy đi bộ đội.
Ngoài sáng tác, bố tôi còn đặt lời Việt cho nhiều ca khúc tiếng Nga nổi tiếng, được thiếu nhi yêu thích như Kachiusa, Nụ cười...
- Sức khỏe của nhạc sĩ Phạm Tuyên hiện tại thế nào?
- Dù tập thể dục ít, sức khỏe của bố꧑ tôi vẫn còn tốt. Thi thoảng trở trời, ông mới bị khó thở đôi chút. Bố tôi bị hen kinh niên. Từ trẻ, ông gần như đã sống chỉ với một phổi. Một bên phổi của ông bị "khô" lại, hoạt động rất kém. Cách đây 10 năm, có thời gian bố tôi phải nằm viện vì gặp vấn đề về 🐠hô hấp. Tôi nghĩ việc có được sức khỏe như hiện tại với bố tôi là điều may mắn.
- Cuộc sống thường ngày của nhạc sĩ giờ ra sao?
- Bây giờ phần lớn thời gian trong ngày, b💧ố tôi xem xin tức, đặc biệt là dự báo thời tiết. Cô giúp việc nhà tôi hay nói đùa ông không bao giờ bỏ sót một bản tin nào trên truyền hình. Bố tôi cũng rất thích đọc sách. Sách là của cải được ông cất trữ nhiều nhất trong nhà. Dù có thể lẫn chuyện này chuyện kia, nếu có ai mượn sách mà quên trả, bố lúc nào cũng nhắc để đòi cho bằng được (cười).
Ngoài ra, ông dành thời gian chơi với con trai tôi. Cháu giúp ông cập nhật công nghệ mới, ví dụ dùng Facebook. Bố tôi tuổi cao nên thao tác không được tốt, nhiều lúc đăn🐽g nhập vào tài khoản của cháu lại phải nhờ thằng bé chỉ. Mỗi lần nghe nó càu nhàu, bố tôi nhẹ nhàng bảo: "Thôi cháu dạy lại ông lần nữa".
>> Xem thêm: