Video được người nhà đăng tải lên 🐟mạng xã hội trưa 29/5, bé Kem thấy mẹ nên khóc, chìa tay đòi bế. Cả gia đình ai cũng bất ngờ vì mẹ đeo khẩu trang nhưng con gái vẫn nhận ra. Bé được bố và dì dỗ dành vẫn khóc ngày một lớn. Biết tin, mẹ Hạnh không cầm được nước mắt.
Điều dưỡng Phùng Thị Hạnh, 28 tuổi, đang làm việc tại Bệnh viện Quân y 103, Hà Nội. Khi dịch bùng phát tại Bắc Giang, chị được điều động đến Bệnh viện dã chiến Trung đoàn 831 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19. Đến nay đã hơn 10 ngày chị xa nh🦂à.
"Mỗi khi nhớ đến con, ngực đau nhói, 💯sữa tràn về. Nhưng với trách nhiệm vừa là điều dưỡng, lại là một quân nhân, tôi phải🐓 cố gắng hoàn thành nhiệm vụ", chị Hạnh nói.
Video bé Kem đòi mẹ nhận được nhiều quan tâm của cộng đồng mạng. Dư🍷ới phần bình luận, hàng nghìn người bày tỏ sự đồng cảm tới các y bác sĩ, nhất là người mẹ phải gác lại nỗi niềm riêng, để con nhỏ ở nhà đi chống dịch. Ai cũng mong dịch chóng qua để mọi gia đình được đoàn tụ.
22h đêm 17/5, đ💯iều dưỡng Hạnh đang ru bé Kem ngủ thì nhận được lệnh của cấp trên báo sáng hôm sau lên đường về Bắc Giang chống dịcꦺh. Đêm ấy chị thức trắng, ôm con gái trong tay với tâm trạng rối bời.
Chiều hô🌜m trước, mẹ của bác giúp việc bị tai nạn nên bác đã xin nghỉ. Do lịch quá gấp, chị Hạnh nhờ bà nội trông con giúp, song vẫn canh cánh trong l♈òng vì bé Kem vẫn chưa cai sữa. Thường ngày đi làm, buổi trưa chị tranh thủ về nhà cho con bú.
"Trước đây, tôi phải ngủ phòng riêng để 💛cai sữa cho con nhưng cứ nghe con khóc lại không kìm được lòng. Bao lần quyết tâm, u꧙ống thuốc tiêu sữa rồi cho con bú bình đều thất bại nên đành để theo tự nhiên, đến năm 2 tuổi, thậm chí 3 tuổi cai sữa cũng được", nữ điều dưỡng chia sẻ.
Ngày hôm sau, chị Hạnh dậy thật sớm, chỉ đứng nhìn con từ xa, không dá𓄧m thơm lên trán tạm biệt vì sợ con thức giấc. 7h30, chị có mặt tại Bệnh viện Quân y 103 nghe phổ biến cá🎐c quy định rồi lên đường đến Trung đoàn 831 tỉnh Bắc Giang nhận nhiệm vụ.
Đêm đầu tiên xa con, chị Hạn🍌h bị tắc sữa, sốt, phải vắt sữa vàꦿo chai nhựa bỏ đi và uống thuốc hạ sốt.
"Biết bé Kem ở nhà khát sữa mẹ lắm nhưng tôi không thể gửi sữa này về nhà vì🐲 công việc của tôi là trực tiếp điều tr𓆉ị cho các bệnh nhân. Những ngày đầu, cái cảm giác nóng bức do mặc bộ quần áo bảo hộ kín mít suốt nhiều giờ cùng với bầu ngực căng sữa khiến tôi căng thẳng lắm", điều dưỡng trải lòng.
Chị kể, nhiều lần gọi về, con lại òa lên, đòi bế, đành phải tắt máy. Thương con, chị tự nhủ phải cẩn thận để tránh nguy cơ lây nhiễm, thời gian 𝓀được trở về bên con sẽ còn lâu hơn nữa. Lời hứa "ngoan, mấy hôm nữa mẹ về", nhưng chị biết hiện "đó là lờဣi nói dối".
Trung đoàn 831 đang điều trị cho hơn 200 bệnh nhân Covid-19. Trong đó, điều dưỡng Hạnh tham gia điều trị trực tiếp cho khoảng chục ca bệnh nặng. Ngoài ra ở đây còn có những bệnh nhân ngoài 70 tuổi, trẻ em 6 tuổi cùng 5 phụ nữ mang thai nên công việc thăm khám, điều trị hàng ngày của đội🐷 ngũ y tế vô cùng vất vả.
"Nhiều hôm nhận gói xôi để ăn nhưng do để quá bữa, cắm thìa vào thì tưở꧑ng gãy vì quá cứng", chị Hạnh nói, đùa.
Hôm 27/5, Bắc Giang tiếp tục nâng công suất Bệnh viện dã chiến tại Trung đoàn 831 từ 200 giường lên 300 giường. Ngành y tế đang tiếp tục khảo sát một số nơi, nâng số giường điều trị tại các bệnh viện dã chiến lên 5.500 giường. Dự báo trong những ngày tới số lượng ca nhiễm vẫn tiếp tục tăng do tỉnh đang tập trung xét nghiệm lần 3, lần 4 người có nguy cơ nhiễm cao. Tỉnh đã chuẩn bị kịch bản ứng phó tình huống lên 5.000 ca nhiễm. Hay tin, lòng chị Hạnh quặn thắt, vừa nhớ nhà, vừa thương 🐲người dân và nhân viên y tế đang oằn mình chống dịch.
Trở về phòng sau cả ngày làm việc, 6 c🍰hị em một phòng, mỗi giường cách nhau 2 m. Ở đây, giường được kê bằng tấm g💫ỗ, chị Hạnh lại gầy, vỏn vẻn 46 kg nên hay bị đau lưng. Nằm thao thức không ngủ được, chị lại nhớ con.
"Giờ này chắc bé K🥃em chưa ngủ. Không được ti mẹ chắc bé quấy khóc lắm. Cầu mong dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi để những người mẹ xa con nhỏ như tôi sớm được về nhà", chị Hạnh chia sẻ.
Thùy An