Chiều 12/1, nhà báo Hồng Tuyến mời một số bạn bè thân thiết đến chia vui với nhạc sĩ trong căn nhà của gia đình tại phố Vạn Bảo (Hà Nội). Hai năm trước, vì dịch bệnh, gia đình không tổ chức gặp mặt, người thân cũng hạn chế tới chơi, 💖khiến ꦺnhạc sĩ buồn lòng.
Nhạc sĩ bất ngờ khi con gái tặng ông cuốn Bài hát lớn lên cùng con (Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành), gồm nhi൲ều bài viết về các ca khúc ông sáng tác cho con gái hoặc gắn với những cột mốc quan trọng trong tuổi thơ của con. Nhạc sĩ nói: "Tuyến có đặc điểm là hay giấu bố, tôi không biết gì về những công việc Tuyến làm. Quyển sách này lạ quá, rất ý nghĩa, bởi Tuyến cũng đau đáu về những bài hát thiếu nhi".
Nhà báo Phạm Hồng Tuyến nói ý tưởng viết sách ra đời từ năm ngoái, sau khi chị viết bài Những cánh én lấp lánh của mọi tuổi thơ, nằm trong cuốn Nhâm nhi Tết của Nhà xuất bản Kim Đồng. Sau một năm, tác phẩm hoàn thành với 22 bài viết, kể hoàn cảnh ra đời, những câu chuyện xoay quanh nhiều bài hát quen thuộc của nhạc sĩ Phạm Tuyên như Đêm pháo hoa, Cô và mẹ, Cả tuần đều ngoan, Chiếc đèn ông sao, Hát dưới trời Hà Nội...
Con gái nhạc sĩ ôn lại kỷ niệm về một số ca khúc gắn với tuổi thơ, được nhắc đến trong sách. Bài Trường cháu là trường mầm non ra đời năm 1972. Khi đó, gia đình nhạc sĩ ở phố Đại La (Hà Nội), bị máy bay Mỹ ném bom phá sập, phải sơ tán về ở tạm cơ quan Đài Tiếng nói Việt Nam 58 phố Quán Sứ. Cô bé Hồng Tuyến vào học Mầm non A🍎 phố Thợ Nhuộm, ngày nào cũng ríu rít kể bố nghe đủ chuyện ở trường. Bài hát ra đời 🌞từ những câu chuyện ngây ngô ấy, sau này trở thành ca khúc phổ biến.
Cô và mẹ được nhạc sĩ viết năm 1974, lúc này, con gái út nhạc sĩ chuyển về học Mầm non Đống Đa, khu Kim Liên. Lúc này, cô hiệu trưởng "đặt hàng" nhạc sĩ viết một bài tặng trường. Khi con vào lớp 1, ông lại viết bài Chúng em là học sinh lớp 1. Năm 1979, khi hay tin thầy giáo của mình phải lên vùng biên giới chiến đấu, Hồng Tuyến nhờ bố viết ca khúc tặng, Tiễn thầy đi bộ đội ra đời.
Một số ca khúc nhạc Nga lời Việt được ông chuyển thể như Nụ cười, Ở trường cô dạy em thế... cũng ra đời theo yêu cầu của con và các bạn cùng lớp. "Đó là lý do sách có tên Bài hát lớn lên cùng con. Âm nhạ🗹c của bố luôn đồng hành với mỗi ꦇcột mốc trong ký ức của tôi và nhiều người bạn cùng thế hệ", nhà báo Hồng Tuyến nói.
Sức khỏe nhạc sĩ Phạm Tuyên đã yếu nhưng tinh thần minh mẫn. Khi nghe mọi người hát những ca khúc quen thuộc của mình, ông chú tâm lắng nghe, đưa tay đánh nhịp. Được con gái bật cho nghe một số bản phối mới các ca khúc 🥂của mình, ông gật gù khen hay. Trước sinh nhật một thời gian, ông cuống cuồng tìm hai cuốn sổ chép tay 600 bản nhạc. Hoá ra con gái mang sách♍ của ông đi đóng bìa lại, không nói với bố.
Mỗi dịp năm mới, ông đều ngậm ngùi nhớ những người bạn một thuở đã đi xa như nhạc sĩ Hoàng Vân, Nguyễn Đức Toàn, Hồ Bắc và gần nhất là nhạc sĩ Trọng Bằng. Tuổi 93, ông vẫn đau đáu: "Tôi mong muốn các bài hát th𒅌iếu nhi được đánh giá lại cho đúng, xứng vớ♛i ý nghĩa, và ngày càng có nhiều nhạc sĩ quan tâm đến mảng này".
Hà Thu