Ngày 3/10, bác sĩ Lương Minh Tuấn, Trưởng Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, cho biết bệnh nhân có tiền🙈 sử hen phế quản, điều trị cắt cơn bằng salbutamol, xịt khi có cơn khó thở và thường phải nhập viện điều trị.
Lần này anh đi du lịch, đột ngột khó thở nên tự đi đến bệnh viện. "Quãng đường khá dài, hơn 20 km, bệnh nhân tự xịt thuốc và di🌞 chuyển đến nên tình trạng trở nặng nhanh chóng", bác sĩ nói.
Các bác sĩ cho bệnh nhân thở oxy, bóp bóng cung cấp oxy, lập đường truyền tĩnh mạch thuốc solumedrol,♔ adrenalin tiêm bắp. "Tuy nhiên tình trạng bệnh nhân vẫn nguy kịch, khó thở nhiều, t꧃ím tái, mạch nhanh nhỏ khó bắt, oxy trong máu thấp dần", bác sĩ nói.
Kíp cấp cứu chuyển sang ép tim trợ 📖lực và đặt nội khí quản. May mắn, bệnh nhân dần lấy lại ý thức, môi hồng trở lại. Sau một ngày, bác sĩ giảm thuốc vận mạch và cắt dần thuốc, ý thức người bệnh tỉnh táo hoàn toàn, sức khỏe dần ổn định.
Bác sĩ khuyến cáo hen phế quản là nhóm bệnh mạn tính, ng𓃲ười bệnh thường phải nhập viện vì đợt cấp. Do đó, bệnh nhân cần sử dụng các thuốc dự phòng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tiêm vaccine phế cầu một lần trong đời, tiêm vaccine cúm trước mùa thu hàng năm để dự phòng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của cơn hen cấp thường khác nhau ở mỗi người bệnh. Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết nhất là khò khè, khó thở (hơi thở ngắn), đau hoặc nặng ngực, ho nhiều. Các dấu hiệu thường xuất hiện đột ngột, xảy ra sau một yếu tố k🃏ích thích như gắng sức quá mức, tiếp xúc với các chất gây dị ứng (như thuốc, thức ăn, bụi, hóa chất...), thay đổi thời tiết hay n༺hiễm virus hô hấp.
Minh An