Dư luận và phụ huynh học sinh, từ rất lâu rồi đã ồn ào về câu chuyện dạy thêm, học thêm. Họ cứ đổ hết mọi trách nhiệm lên đầu giáo viênඣ. Nhiều người cố tình không thừa nhận rằng, nạn dạy thêm, học thêm tràn lan chính là xuất phát từ phụ huynh học sinh.
Nếu coi kiến thức (sức lao động trí tuệ) là một dạng hàng hóa, thì giáo viên chính là nguồn "cung" hàng hóa đó. Học sinh sẽ là người cần tiếp nhận kiến thức, đó là "cầu" về hàng hóa. Trong khi đó, phụ huynh vẫn luôn muốn con mình phải là số một, là người giỏi nhất, không bao giờ chịu đứng sau con nhà người ta. Như vậy, có "cầu" thì ắt sẽ có "cung".
Cũng từ đó, bên "cung" (giáo viên) sẽ tìm mọi cách để tạo ra "cầu" giả. Ví dụ như, học sinh không đi học thêm thì sẽ bị điểm thấp, bị gọi lên bảng trả bài liên tục, thậm chí thường xuyên gọi điện cho phụ huynh để phàn nàn⭕, mắng vốn. Cuộc "chạy đua" cứ như vậy không bao giờ có hồi kết, vô tình làm phát sinh những tiêu cực trong học đường như nạn phong bì, đút lót...
🔯Thực tế, nếu phụ huynh chịu dành thời gian để kèm cặp con học, chấp nhận thực tế rằng con mình có thể còn thua kém bạn bè, còn yếu nhiều kiến thức, lúc đó mới cần đi học thêm. Còn học sinh giỏi đã có nhà trường bồi dưỡng. Một học sinh muốn đạt kết quả tốt, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của từng cá nhân, hay kỹ năng truyền đạt kiến thức của giáo viên, còn cần phải có truyền thống giáo dục của gia đình.
>> Tôi bỏ nghề giáo thay vì dạy thêm kiếm tiền
Vợ chồng tôi có hai con. Sau khi học xong đại học, các con tôi đều kiếm được việc làm ở các công ty nước ngoài. Con gái tôi đã làm việc được hơn 13 năm, còn con trai cũng được gần bảy năm, hiện giờ đều có chỗ đứng vững chắc. Ngay từ thời các con học phổ thông, ngoài những buổi họp phụ huynh, chúng tôi chưa bao giờ phải tìm gặp riêng thầy, cô giáo nào của con để xin xỏ. Thay vào đó, vợ chồng tôi luôn dành thời gian để học cùng con.
꧃Ấy vậy mà các con tôi đều tuần tự thi vào trường chuyên, lớp chọn và lọt top thủ khoa đầu vào các trường đại học danh tiếng. Tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi, các con tôi ra trường, tự đi ứng tuyển, tìm kiếm việc làm. Chúng cũng không hề ngại nhảy việc liên tục, nếu công ty đó không phù hợp.
Nhớ lại thời gian các con học phổ thông, mỗi khi đến ngày lễ, Tết, các con tôi đều yêu cầu bố mẹ không được đến gặp riêng thầy, cô giáo của mình, dù con chưa hề đi học thêm một buổi nào𓂃. Nói vậy để thấy rằng, phụ huynh nên hiểu đúng khả năng thực sự của con mình để có những can thiệp hợp lý nhất. Có lẽ, thành công lớn nhất trong cuộc đời của tôi chính là giúp các con có thể tự đứng được trên của chúng.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.