Quản lý giao thông của nước ta học tập nước ngoài, đem cái của nước ngoài áp dụng vào đặc thù của Việt Nam, đó là khẳng định. Học người ta đến đâu, áp dụng được những gì, sáng tạo cái gì...nhiều khi cũn🍃g không thể phụ thuộc vào ngành giao thông được.
Khi giao thông ách tắc, hạ tầng kém, ai chẳng nghĩ ra là phải xây đường thật to thật rộng, 5 làn xe, 7 làn xe, chục làn xe; xây cầu vượt, hầm vượt. Nhưng đất đâu mà xây, tiền đâu mà xây. Ai chẳng biết, đẩy trường học bệnh viện, khu công nghiệp ra ngoài. Ai chẳng biết xây dựng Mường Nhé, Ê đê...văn minh như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, đẹp như Đà Nẵng, Nha Trang để người dân ở đây yên tâm ở quê mà cống hiến, lên thành phố làm gì cho chật chội, ách tắc. Một khi thuyết "mạnh vì gạo bạo vì tiền" không có thì những ý nghĩ như thế trở nên khó thực hiện.
Quay lại cái việc phân làn theo tốc độ. Không biết nước ngoài, người ta áp dụng cả trăm năm nay hay chưa. Người ta áp dụng ở tuyến đường cao tốc, quốc lộ nhất định hay áp dụng đại trà cho toàn bộ hệ thống giao thꦆông.
Nhưng với nước ta, chúng ta phải biết đang đứng ở đâu, đứng vị trí nào so với "nước ngoài". Nước ta nghèo, dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, công nghiệp chꦿưa phát t🔥riển, hệ thống giao thông từ lịch sử để lại hầu như chưa có gì. Cán bộ của ta thì biết rồi, như Phó Thủ tướng nói 30% đến điểm danh và rồi chơi xơi nước.
Còn ý thức văn hóa của người dân nói thẳng là kém nhiều hơn tốt. Thế nên khi so sánh với nước ngoài mà mọi người hay so sánh với các nước công nghiệp phát triển G7 là cuộc so𒁃 sánh khập khiễng. Nhìn thấy người ta tốt, nhưng kꦅhông phải một sớm một chiều là học tập, là bắt chước được đâu. Một quá trình lịch sử dài lâu mới thay đổi được!
Ngành giao thông cử cán bộ đi nước ngoài học tập, thuê chuyên gia nước ngoài về cố vấn tổ chức lại giao thông. Cuối cùng cũng bó tay vì rất nhiều nguyên nhân. Và có những nguyên nhân như vừa kể trên.
Tôi cho rằng ở Việt Nam chẳng phân làn kiểu gì là ưu điểm tuyệt đối cả. Ở một số tuyến đường cao tốc (ít thôi)𝓡 thì phân là tốc độ là hợp lý hơn cả, vì cấm xe máy, chỉ còn lại toàn ôtô với nhau và không hề có dân cư để bám mặt đường buôn bán.
Còn lại, phân làn tốc độ sẽ bất hợp lý, vì phân làn theo tốc độ thì xe máy hay ôtô tải quá đát, hay xe đạp điện cũng có thể lao vào làn xe có tốc độ cao. Khi thỉnh thoảng những tài xế như thế chợt nhớ ra mìn🍌h đã đi quá địa chỉ cần tìm, thế là chẳng cần xi-nhan mà bất thình lình tấp lề hoặc xe tải đang chạy nhanh bỗng nổ lốp hoặc 🀅rơi đất đá ra đường.
Đặc thù xe tải ở Việt Nam cõng gấp 3 trọng lượng cho phép, xe tải và xe khách phần lớn bị khai thác quá mức, nên sẽ có quá nhiều bất ngờ, nếu cho phương tiện này đi vào làn tốc độ cao. Hơn nữa đường phần lớn là nhỏ hẹp, chất lượng không tốt và rất nhiều điểm giao nhau, rất nhiều dân cư sống hai bên đường và ngoài đô thị, trong đô thị đan xen lẫn nhau, nên những lúc bắt buộc phải trộn làn là 🍰không tránh khỏi.
Ngược lại ở Tây đường cao tốc, nếu đi qua khu dân cư đều có rào chắn với khu dân cư, xe máy ít, có thì cũng phân khối lớn, đường cao tốc rất nhiều làn có cùng tốc độ như nhau, làn trong cùng dành cho🅘 xe tải hạng nặng. Cá biệt có làn ưu tiên dành cho các bác "vội" nhưng phải đóng phí. Ở Tây ít lấy mặt đường làm văn phòng, buôn bán nên quốc lộ ít gia༒o cắt mà dùng cầu vượt, hầm vượt để hạn chế nơi giao nhau và chất lượng đường sá tiêu chuẩn hơn hẳn.
Chính vì thế họ cho đi tốc độ cao mà vẫn an toàn hơn Việt Nam. Đường nội đô trong khu đô thị thì Tây cũng giống Việt thôi. Cái quan trọng là ý thức Tây hơn hẳn. Họ chắc chẳng bao giờ đặt ra cái câu hỏi đi quá tốc độ là Đúng hay Sai. Vì mặc nhiên đi quá tốc độ là sai. Họ giám sát giao thông bằng công nghệ cao, CSGT không bám chốt mà xử nguội là chính. Nên khi nhận vé phạt gửi về nhà, đi nộp phạt có trình bày với em chân dài ở kho bạc rằng hôm đó anh chở vợ đi đẻ. Hay bị trừ lùi vào tài khoản bởi lỗi vi phạm, có trình bày rằng tôi truy đuổi tội phạm nguy hiểm?
Về vấn đề giao thông, muốn có học Tây, cũng cần thời kỳ quá độ. Ý thức của người dân cũng cần thời kỳ quá độ. Ở nước Đức, hệ thống giao thông của họ đã bước qua thời kỳ thứ 5 (thế hệ 5), còn chúng ta mới bước vào thế hệ thứ 2. Tức là họ đã xây dựng, rồi nâng cấp, rồi xây mới, rồi phá, rồi qui hoạch lại, xây lꩲại đàng hoàng hơn, to đẹp hơn đến 5 lần 7 lượt, mới được như ngày hôm nay.
Còn chúng ta, mới cải tạo, nâng cấp, cắt xén từ hồi Pháp, Mỹ để lại. Nếu có xây mới thì nhiều đường cao tốc, tuyến quốc lộ mới là lần thứ nhất. Có những chỗ học sinh phải đu dây đến trường, phải trộn làn với khỉ.
Thế nê❀n, khi so sánh với nước ngoài phải biết ta đang đứng ở đâu. Mà ta học được cái gì và cái gì thì còn lâu ta mới học được.
Nguyễn Phúc Tâm
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết trùng với quan điểm của tòa soạn).