Đến ngày 1/6, trong nhiều năm liền, tôi tới cơ quan c🃏ủa cha mẹ. Đợi đọc tên xong, tôi lên sân khấu để nhận phần thưởng.
Cha mẹ tôi đều làm việc trong môi trường giáo dục, sống trong khu tập thể của cán bộ nhân viên trường. Những ngày đó, thỉnh thoảng tôi lại được nghe hàng xóm gào thét với con của họ: “Sang kia mà xem con ಞnhà người ta kìa. Nó học giỏi, năm nào ꧋cũng lĩnh bao nhiêu tiền thưởng. Còn mày chẳng có giải gì, mỗi cái giấy khen học sinh tiên tiến. Bố mẹ muối mặt có biết không?”.
Sự khổ tâm của phụ huynh này lại là s☂ự rạng ngời tự hào của phụ huynh khác. Câu chuyện tưởng đã lui vào ký ức tôi, nhưng suốt 20 năm qua, mọi thay đổi dường như rất ít. Phụ huynh bây giờ một mặt vẫ🅺n kêu ca phàn nàn về một nền giáo dục quá tải, trọng thành tích; mặt khác, vẫn hào hứng chụp ảnh bằng khen, giấy khen, bảng điểm của con để khoe lên mạng xã hội, hay mừng ra mặt khi con nhận quà to từ cơ quan làm việc của bố mẹ vào những dịp này, nhờ thành tích học tập tốt.
Công bằng mà nói, gần đây nhiều cơ quan đã thay đổi. Tức là vào dịp Tết thiếu nhi, cháu nào cũng được nhận quà giống cháu nào, quà tặng có thể là những cuốn sách, vé xem phim hoặc vé xem xiếc. Cách làm này mới thực đúng với ý nghĩa của🃏 ngày lễ. Tuy nhiên, hình thức khen thưởng cho con cán bộ công nhân viên chức dựa trên thành tích học tập vẫn còn không hiếm ở cơ quan nhà nước. Kết quả là, ngày vui của người này có thể là ngày buồn với người khác.
Tôi tự hỏi, ngày 1/6 là ngày Quốc tế thiếu nhi, là ngày⛦ vui của trẻ em, là ngày nhắc nhở với phụ huynh về quyền bình đẳng của trẻ em, tại sao còn tư duy phân biệt giữa trẻ học giỏi và trẻ học chưa giỏi bằng quà.
Những món quà giúi vào tay trẻ, rồi chụp ảnh vô hình trung tạo ra một áp lực lên cả cha mẹ 📖và con cái. Để rồi ngày vui trở thành một ngày tᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚrẻ cảm thấy khổ sở vì bị so sánh với "con nhà người ta”. Kỷ niệm ấy sẽ theo chúng suốt cuộc đời.
Chưa hết, phần lớn các phꦡần quà này đều được "quy ra thóc", ấy là tính bằng tiền thay vì hiện vật. Việc nhận quà phân cấp bậc như vậy khiến trẻ em vô tình thấm nhuần tư tưởng cho rằng, ý nghĩa của việc học giỏi liên quan đến tiền. Nghe qua có vẻ như cách làm này thực tiễn, đó là tạo được mục tiêu, động lực cho các cháu vươn lên trong học tập. Nhưng trên thực tế, nó có n൩hiều cái hại hơn cái lợi.
Thứ nhất, việc trao phần thưởng mang nặng tính vật chất không tạo ra được động lực từ bên trong cho trẻ. Trẻ học vì phần thưởng chứ không phải vì bất kỳ lý do nào khác. Vậy thì khi không còn phần thưởng nữa thái độ của trẻ sẽ ra sao? Điều này cũng khiến cho trẻ dần bị cách xa với mục đích chân chính của giá෴o dục.
Thứ hai, việc trao phần thưởng vật chất cho các cháu rất có thể sẽ tạo ra cảm giác tự ti của những bạn ở nhóm yếu thế hơn, khiến các cháu dần trở nên mất tự tin vào bản thân. Nên nhớ rằng, mỗi đứa trẻ có một nhịp độ phát triển riêng, thế mạnh riêng, không ai giống ai. Việc đánh giá thành tích học tập chung chung một cách nào đó đã bỏ qua việc nhìn nhận sự cố gắng của🌞 từng cá nhân trong lộ trình của chính họ. Điều này tạo nên những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực tới tâm lý.
Cuối c💛ùng, hình thức thưởng tiền này không chỉ tạo nên áp lực đối với⭕ con cái, mà còn đối với chính cha mẹ.
Tôi sống ở Pháp đã lâu, con cái đi học bên này đã nhiều năm, nhưng chưa một lần con được nhận phần thưởng từ nhà trường hay từ cơ quan làm việc của bố mẹ, đơn giản vì hình thức này không hề có. Pháp chọn ngày 20/11 làm ngày Quốc tế về Quyền trẻ em. Ngày bế giảng cuối năm học được gọi là ngày lễ chung cho cả toàn trường, không có tuyên dương thành tích học tập, không có trao phần thưởng. Chỉ riêng ngày lễ Noel hoặc ngày Tạ ơn, cơ quan làm việc bố mẹ có thể tổ chức một buổi vui chơi nho nhỏ cho các cháu con của nhân viên, có tặng quà nhưng phần thưởng nào cũng na ná nhau do các cháu tự chọn, không phụ thuộc vào địa vị củ🦩a bố mẹ hay thành tích học tập của con.
Liên Hiệp Quốc khi nói về ngày Quốc tế thiếu nhi đã tuyê♑n bố rằng, đây là dịp mà các quốc gia tăng cường sự đoàn kết, hiểu biết về trẻ em trên toàn thế giới, cùng chung tay vì sự hạnh phúc của trẻ. Đây cũng là dịp để mỗi chúng ta thể hiện sự ủng hộ và nâng cao nhận thức về quyền trẻ em, chu🍸yển những suy nghĩ thành đối thoại và hành động, xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho trẻ.
Tôi vừa đọc bản tin 🍎trên trang web một cơ quan ngang bộ ở Hà Nội, thông báo việc tổ chức lễ tuy💫ên dương khen thưởng hơn 1.000 học sinh giỏi là con em cán bộ công nhân viên. Bản tin nhấn mạnh, đây là hoạt động “ghi nhận công lao nuôi dưỡng giáo dục của các bậc phụ huynh, qua đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo cơ quan đối với thế hệ tương lai của đất nước”.
Tôi tự hỏi, có thật làm thế này là "ghi nhận công lao nuôi dưỡng của phụ huynh" và "quan tâm đến thế hệ tương lai" một cách chân thành không? Chẳng lẽ các em học chưa giỏi thì bố mẹ không có công lao nu🅠ôi dưỡng. Và tưởng thưởng các cháu học giỏi mới là quan tâm đến thế hệ tương lai?
Ngô Thị Phương Lê