Người tiêu dùng không thể chấp nhận mua thép với giá cao. Ảnh: Anh Tuấn |
Trao đổi với VnExpress sáng nay, Phó chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VNSA) Phạm Chí Cường cho biết giá phôi nhập khẩu bắt đầu giảm từ 410 USD/tấn xuống còn 405 USD/tấn. Tuy nhiên, theo ông, đa số các đơn hàng về lúc này đều được ký kết vào thời điểm giá đang tăng cao nên doanh nghiệp nhập khẩu tiếp tục gồng mình chịu lỗ. "Bán cao theo giá nhập thì 🐲thị trường không chấp nhận", ông Cường nó💟i thêm. Hiện phôi thép nhập khẩu đáp ứng tới 80% nhu cầu trong nước.
Ông Phạm Chí Cường cho biết: "Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo đồng ý thực hiện bù chênh lệch g𝄹iá thép xây dựng cho các công trình, dự án được ghi trong kế hoạch đầu tư phát triển năm 200ꦕ4 thuộc nguồn vốn nhà nước. Thời gian tính bù chênh lệch giá được áp dụng đối với khối lượng thép thực tế đã sử dụng xây dựng ở các công trình, dự án trong thời gian có biến động về giá thép, kể từ ngày 1/1/2004ౠ". |
Một áp lực khác khiến các doanh nghiệp buộc phải hạ giá bán chính là sự tấn công ồ ạt của thép đến từ Trung Quốc. Thông tin từ Bộ Thương mại cho biết, trong tuần qua, một khối lượng lớn hàng vật liệu xây dựng từ Trung Quốc đã được xuất sang Việt Nam, trong đó có thép cuộn và thép cây xoắn. Một số công ty kinh doanh vật tư ở các tỉnh phía bắc Trung Quốc đã nhập hàng chục nghìn tấn thép của Nga rồi tái xuất sang Việt Nam qua cảng Đại Liên (tỉnh Liêu Ninh - Trung Quốc). Thống kê sơ bộ cho thấy số thép tái xuất lên tới 50.000 tấn, số ít được đưa đến cảng Cái Lân (Quảng Ninh), đa phần còn lại được đưa vào TP HCM. Chỉ tính riêng 2 tuần đầu tháng 3, đã có hơn 11.000 tấn thép Trung Quốc nhập về Việt Nam qua Quảng Ninh với giá 7,7-7,9 triệu đồng/tấn.
Theo các chuyên gia, đây là một nguyên nhân quan trọng buộc các doanh nghiệp trong nước cân nhắc, giảm giá bán để kích cầu. Chính VNSA thừa nhận các cửa hàng kinh doanh thép đang hạn chế mua hàng nội vì sợ nguồn thép Trung Quốc đổ về.
Quyết định nới lỏng nhập khẩu phế liệu mới đây cũng là một nhân tố giúp hạ nhiệt cơn sốt. Các doanh nghiệp có thể nhập khẩu kim loại, hợp kim, ꦗvật liệu tận dụng được tháo gỡ, thu hồi từ sản phẩm đã qua sử dụng hoặc từ thứ phẩm, phế phẩm làm nguyên liệu sản xuất, giúp giảm𝓡 giá thành.
Giá bán tại các đại lý cấp 1 (bao gồm thuế VAT và cước vận chuyển) của Công ty Thép Việt - Úc (Vinausteel) dao động ở mức 8,7-9 triệu đồng/tấn (thép cây), giảm 100.000-182.000 đồng/tấn; Riêng hai Công ty Thép Hoà Phát và Công ty Thép Việt - Ý, cả 2 loại thép cuộn và cây đều dao động quanh mức 8,4🐷-8,5 triệu đồng/tấn, giảm gần 200.000 đồng/tấn. |
Tại ꦬmiền Bắc, thép cuộn đang được bán ở mức 8,7-8,8 triệu đồng/tấn, giảm 500.000-600.000 đồng/tấn so với cuối tháng 2. Phần lớn các đơn vị sản xuất cũng đang đồng loạt niêm yết giá bán mới cho đại lý. Giám đốc Công ty cổ phần Thép Thái Nguyên Hoàng Thái Học cho VnExpress biếꦡt, dù giá bán của công ty bắt đầu giảm nhẹ xuống còn 7,6 triệu đồng/tấn (chưa bao gồm VAT), nhiều đại lý vẫn niêm yết và bán ở mức cũ, trên 8 triệu/tấn. Vì vậy, để người tiêu dùng mua hàng với giá hợp lý, bắt đầu từ hôm nay, công ty sẽ công khai thông tin về giá bán tại nhà máy.
Các ℱcông ty thép miền Nam vẫn giữ nguyên giá bán cũ, khoảng 8,1-8,5 triệu đồng/tấ🌳n. Theo ông Phạm Chí Cường, giá thép giữa hai miền thường có sự chênh lệch khoảng 200.000-300.000 đồng/tấn, do các phương tiện vận chuyển ở miền Nam thuận tiện hơn với nhiều cảng lớn. Bên cạnh đó, nguồn thép phế phẩm ở khu vực này nhiều và giá cũng rẻ hơn.
Vào lúc này, VNSA đang tiếp tục đề nghị nâng thuế với thép thành phẩm nhập khẩu, vốn đã được hạ xuống mức 0%, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Tài chính chủ trì cũng đã làm việc với tất cả các công ty thép để tìm hiểu thực trạng và đang tập hợp báo cáo Chính phủ.
Theo dự báo của các chuyên gia thị trường, thép trong nước sẽ tiếp tục giảm giá song với tốc độ chậm vì các nhà sản xuất còn đang nghe ngóng, chờ đợi quyết sách mới của nhà nước cũng như diễn biến thị trường thế giới.
Hồng Anh - Song Linh