Theo Independent, tê giác có 💞tên Sudan, 40 tuổi, được lắp máy phát vô tuyến và bảo vệ cẩn mật có vũ trang 2ও4/24 tại nơi sinh sống ở Kenya. Sừng của nó cũng được cắt đi để tránh săn trộm.
"Lý do duy nhất chúng tôi cắt sừng của Sudan là ngăn chặn thợ săn. Nếu tê giác không còn sừng, nó sẽ không còn tro🥂ng tầm ngắm của bọn chúng. Việc làm này hoàn toàn 📖nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho Sudan", Elodie Sampere, nhân viên kiểm lâm tại nơi chăm sóc Sudan, giải thích.
Sudan cùng hai con cái cùng loài được chăm sóc tại Khu bảo tồn෴ Ol Pejeta, Kenya, từ cuối năm 2009. Đây là ba trong 5 cá thể tê giác trắng phương bắc còn sót lại trên thế giới. Theo các nhà khoa học, cơ hội sinh sản của Sudan và hai cá thể cáiꦺ còn lại ngày càng giảm. Tuy nhiên, họ vẫn nỗ lực giúp Sudan giao phối, hy vọng cá thể con chào đời sẽ bảo vệ loài này trước nguy cơ tuyệt chủng.
Theo thống kê của Quỹ Động vật hoang dã Thế giới, hơn 2.000 con tê giác trắng phương bắc sinh sống trên thế giới tại thời điểm năm 1960. Đến năm 1984, chỉ còn 15 con sống do bị săn bắn quá nhiều. Không chỉ tàn ﷽sát tê giác để bán sừng với giá 75.000 USD/kg, những tay săn trộm còn đe dọa mạng sống của nhân viên bảo vệ loài động vật quý hiếm.
Thu Hiền