"Dù phải mất bao nhiêu thời gian đi nữa, Mỹ sẽ tìm và đưa những kẻ khủng bố chịu trách nhiệm trong vụ bắt cóc và cái chết của Kayla ra công lý", AFP dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama tron🎃g một thông báo cho biết.
Kayla Jean Mueller, 26 tuổi, đến từ bang Arizona, bị Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt cóc vào tháng 8/2013 ở Aleppo, Syria. IඣS tuần trước tuyên bố nữ nhân viên cứu trợ này đã thiệt mạng trong những đợt oanh tạc do một chiến đấu cơ của Jordan thực hiện ở thành phố Raqqa, nơi nhóm phiến quân coi là thủ phủ.
Nhà Tr🍃ắng cuối tuần trước cho biết IS đã gửi một "thông điệp riêng" tới gia đình của Mueller cung cấp thông tin, sau đó được tình báo "xác thực", cho phép họ xác nhận cô đã thiệt mạng. Tuy nhiên, Nhà Trắng khô🦩ng tin Mueller thiệt mạng do không kích.
"Thông tin chúng tôi nhận được là không có bằng chứng cho thấy có dân thường ở khu vực xảy ra không kích", Josh Earnest, người phát ngôn Nhà Trắng, nói. "Điều này làm xuất🌊 hiện nghi vấn trong tuyên bố của IS".
Theo Nhà Trắng, "cộng đồng tình báo chưa có đánh giá cụ thể về nguyên nꦗhân cái chết của Mueller" nhưng IS phải chịu trách nhiệm về số phận nữ nhân viên cứu trợ.
Ca🌄rl và Marsha Mueller, cha mẹ của Kayla, cho biết con tim họ tan vỡ vì cái chết của con gái. Tuy nhiên, họ cảm thấy tự hào về công việc viện trợ nhân đạo mà Mueller đã làm.
"Chúng tôi rất tự hào về con người của Kayla và công việc nó làm khi còn sống. Nó sốn꧂g có mục đích và chúng tôi sẽ nỗ lực mỗi ngày để trân trọng những gì nó để lại", ông bà Muelꦿler nói.
Trong bức thư gửi về vào hꦓồi đầu năm 2014, Mueller nói cô "hoàn toàn bình yên vô sự" nhưng cảm thấy trĩu lòng khi nghĩ về gia đình. Cô từng mơ về những chuyến cắm trại cùng gia đình, tưởng tượng cảnh gặp lại người thân ở sân bay khi cô được trả tự do.
Tổng thống Obama ca ngợi công việc viện trợ🐟 nhân đạo của Mueller ở Mỹ, Trung Đông và nhiều nơi khác.
"Kayla dành cả cuộc đời để giúp những người khốn khó ở quê nhà và trên thế giới. Ở Prescott, Arizona, cô ấy là tình nguyện viên tại khu hỗ trợ ch⛦o phụ nữ và phòng khám HIV/🌠AIDS", ông Obama nói. "Cô ấy làm việc cho các tổ chức viện trợ nhân đạo ở Ấn Độ, Israel và các vùng lãnh thổ ở Palestine, với mong muốn giúp đỡ người khác. Con đường đó cuối cùng đưa cô đến Thổ Nhĩ Kỳ, nơi cô giúp đỡ những người tị nạn Syria phải bỏ nhà cửa vì chiến tranh".
Như Tâm