Tôi không dám xem hết đoạn video về cô giáo đánh học sinh ở trường Tiểu học Phan Chu Trinh, TP HCM. Nếu một trong những đứa bé đó là con của tôi, có lẽ tôi sẽ không để yên, ngay sau lần đầu tiên cô giáo đánh nó. Vậy do đâu m�ꦏ�à ban giám hiệu để bạo lực diễn ra hàng ngày trong trường của mình? Do đâu sự việc phải đến khi phụ huynh đặt camera quay lén, đưa lên báo thì người ta mới biết?
Thứ nhất là bởi hội đồng sư phạm đó là một tập thể rời rạc và quản lý kém. Có thể nói nếu ban giám hiệu sát sao trong công việc thì thói quen đánh học sinh này không thể tồn tại trong môi trường sư phạm. Cô đánh trò là hành động hết sức bộc phát, vì đánh bằng tay, đánh cho hả giận, chứ không đánh vì mục đích giáo dục như ♊cô trình bày. Nếu ban giám hiệu không biết sự việc này thì họ không xứng đáng ngồi ở vị trí quản lý nữa. Còn nếu họ biết, nhưng muốn để đoạn video cho cô bẽ mặt thì không những họ phải rời ghế quản lý mà còn cần phải tham gia các lớp học về nhân cách. Vì mỗi ngày trôi qua, để những đứa trẻ vô tội như thế bị đập, bị nhéo, bị tát như thế, thật sự là tội ác.
Thứ hai, bởi chúng ta không chấp nhận lỗi sai trong học tập. Tôi đওã từng thấy ở Anh, người ta dá🍷n lên tường các dòng chữ "mistakes are great", rồi "I will learn from my mistakes" ý nói trẻ đừng ngại mắc lỗi, đừng ngại làm sai, vì các con sẽ học từ những cái sai đó. Dĩ nhiên, cái sai ở đây là sai do mình dám thử, dám làm trong học tập.
Còn ở nước ta, nhìn bảng điểm thấy điểm dưới trung bình là thầy cô liên lạc với phụ huynh, rồi cha mẹ bắt đầu lo tìm gia sư, tìm chỗ cho con đi học thêm và thời gian nghỉ ngơi của đứa trẻ dĩ nhiên bị rút ngắn đáng kể. Đó là vì chúng ta không chấp nhận cho trẻ làm bài sai, chúng ta không chấp nhận lỗi sai trong học tập. Các con được trông đợi là phải làm đúng hết, phải trả lời ꦇy như đáp áp, bài kiểm tra phải thuộc làu làu từng câu từng chữ thì thầy cô mới yên tâm (và dễ chấm), cha mẹ mới yên lòng. Chẳng phải có rất nhiều trường tuyển học sinh vào lớp 6 mà các điểm Văn, Toán đều phải 10 hết đó sao? Mà vẫn có quá nhiều em 😼"toàn 10" nên phải xét sang điểm tiếng Anh.
>> Giáo viên đánh học sinh🅰 có thể tạo ra thế hệ🍃 'lì lợm'
Thứ ba, bởi những đứa trẻ không dám kể với cha mẹ việc mình bị đánh. Có rất nhiều cha mẹ muốn con mình đi học là phải ngoan, phải nghe lời cô răm rắp. Nhưng thực tế, có những đứa trẻ khả năng tập trung không cao, và một điều bình thường là cácᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ con không thể nhớ hết những lời cô dặn. Rồi khi ở nhà, con mắc lỗi là bị đánh. Nên nếu con nói với cha mẹ việc con bị đánh ở trường, liệu cha mẹ có bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, hay cho rằng cô đánh là "đúng rồi"? Thật đáng thương cho những đứa trẻ mà khi bị đánh không biết kêu ai!
Thứ tư, bởi chúng ta thiếu kênh giúp đỡ. Khi con tôi đi học tiểu học ở Anh, con không phải học thuộc bất cứ một bài văn, b﷽ài thơ, bài đạo đức gì. Con chỉ ghi nhớ một thứ duy nhất, là bảng cửu chương, nhưng thông qua trò chơi chứ không ngồi "học gạo". Ấy vậy mà một hôm vô tình con đọc vanh vách số điện thoại của một tổ chức bảo vệ trẻ em. Các con được dạy là các con có thể liên lạc𝕴 với số điện thoại đó, sẽ có người bảo vệ con. Tôi cũng đọc trên báo nhiều vụ cha mẹ mất quyền nuôi con, vì để con ở nhà một mình hoặc làm con ngã. Khi con đi học, con kể với bạn, bạn về nhà kể với cha mẹ bạn và nó được trình báo, hoặc cô giáo phát hiện ra là con không được chăm sóc chu đáo. Trẻ yên tâm vì xung quanh chúng, ngoài cha mẹ, còn có rất nhiều kênh sẵn sàng bênh vực, bảo vệ chúng.
Cuối cùng, bởi sự quá tải trong giáo dục. Trong trường hợp này, các con mới học♒ lớp 2, bàn tay con đang phát triển. Việc phải cầm bút cho chắc và viết những dòng chữ nhỏ theo ô ly và uốn lượn có thể làm bàn tay của con bị đꦇau. Với đứa trẻ 7-8 tuổi thì khả năng tập trung khá ngắn, trong khi kiến thức phải học thì nhiều và các hoạt động giáo dục chưa đa dạng. Hiện nay, chủ yếu là cô nói, trò nghe và làm theo khi ngồi tại chỗ, làm các con chán.
Ai đã thử ngồi học từ sáng đến chiều trong một lớp 50 người sẽ biết! Lớp học của cô giáo này có khoảng 50 em, muốn tổ chức đa dạng các hoạt động cho học sinh cũng khó. Cô cũng phải đảm bảo về điểm số, về thành tích nên áp lực này lại dồn sang các con. Các con phải làm theo cô, theo sáchꦉ, nên không có cơ hội nào cho con thể hiện tính cá nhân, tính sáng tạo, vì con vừa mới làm khác đi là con bị đánh ngay. Những lúc như vầy, ai bảo vệ con?
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.