Tôi có 2 đứa con, đứa lớn đã lấy🧸 chồng, còn cháu trai năm nay 20 tuổi đang học đại học. Trước đây cháu rất ngoan, luôn biết vâng lời cha mẹ và học hành chăm chỉ. Gần đây, tôi phát hiện cháu có bạn gái và hay trốn nhà, trốn học đi chơi. Cũng v🤡ì sợ con yêu sớm sẽ chểnh mảng việc học hành nên tôi la rầy và cấm con yêu. Kể từ đấy cháu trở nên lầm lì và không thèm nói chuyện với tôi.
Tôi sợ con đua đòi với chúng bạn xấu rồi dính vào chuyện yêu đương sớm sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Mỗi khi cháu ra khỏi nhà là lòng dạ chẳng yên vì sợ con bỏ bê học hành. Tôi lo cho con nên tôi cứ mất ăn mất ngủ, vậy mà nó chẳng hiểu. Giờ tôi phải làm gì để có thể khuyên dạy con cũng như để mẹ con vui vẻ trở lại? Xin hãy cho tôi lời khuyên - (Linh).
Trả lời:
Chị Linh thân mến,
Là cha mẹ, ai cũng muốn những điều tốt đẹp nhất cho ജcon cái mình. Có người vì muốn tốt cho con nên chọn cách cho con những điều mình muốn; Ngược lại, có người chọn cách cho con những gì con cần. Trong trường hợp của chị, dường như đang có sự mâu thuẫn giữa những điều chị muốn và những điều con cần nên vô hình dung những lo lắng của chị bỗng trở thành gánh nặng cho con cái và làm rạn nứt tình cảm mẹ con.
Theo chia sẻ của chị, con trai chị năm nay đã 20 tuổi và đang học đại học. Trước đây cháu rất ngoan, biết vâng lời và học hành chăm chỉ. Nhưng kể từ khi có bạn🍒 gái, cháu không còn ngoan như trước nữa mà hay trốn nhà, cúp học đi chơi. Là một người mẹ, chị có quan tâm hỏi han để biết đâu là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi của con như vậy?
Ở tuổi con chị, khi có những thay đổi cơ bản về môi trường học tập (từ phổ thông lên đ🥀ại học) cũng như các mối quan hệ được mở rộng, cháu nhận thấy mình đã trưởng thành để bước vào đời sống tình cảm. Do vậy, việc chị la rầy, cấm đoán sẽ làm cháu bị ức chế, thậm chí bất mãn và chống đối lại chị. Tôn trọng tình cảm của con là biện pháp hữu hiệu giúp chị có những phương cách dạy dỗ đúng đắn cũng như không làm rạn nứt tình cảm mẹ con.
Nhà tâm lý học Lucile Vagner cũng đã chỉ ra cho các bậc p🦂hụ huynh cách ứng xử đúng khi con trẻ bắt đầu có những rung động yêu đương là: “Không nên làm gì cả nếu con không nói về điều đó. Những rung động đầu tiên thuộc về vườn cảm xúc bí mật của trẻ, lớn lên, lẽ tự nhiên sẽ thành yêu. Vì vậy, tốt nhất bố mẹ nên tôn ♒trọng”.
Lo lắng cho con♔ là điều tốt nhưng nếu lo lắng quá như chị đôi khi lại kh🌟ông đem lại hiệu quả. Chị vì quá lo mà mất ăn mất ngủ, đứng ngồi không yên mỗi khi con ra ngoài. Con chị vì thấy mẹ lo lắng như vậy nên cảm thấy ngột ngạt, gò bó và sẽ không trưởng thành được. Thực tế cho thấy nhiều phụ huynh vì quá lo cho con nên khi ra đời, con không tự lập được và trở thành một người nhút nhát, lúng túng, vụng về và thiếu tự tin.
Để hai mẹ con có thể vui vẻ trở lại, chị Linh nên đi bước trước bằng việc chủ động bắt chuyện, hỏi han và quan tâm đến cháu một cách vừa phải. Chị có thể hỏi han việc học tập và sওinh hoạt của con có gặp những khó khăn gì để cháu thổ lộ. Chị cũng nên chia sẻ với chồng để anh có những trao đổi cũng như tác động tới con. Cũng cần thiết chỉ cho con thấy được sự tôn trọng và lễ phép cần phải có trong gia đình, trong cung cách ứng xử với cha mẹ. Và tất nhiên, anh chị cần có sự thống nhất trong cách dạy dỗ con để tránh tình trạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”.
Riêng chuyện tình cảm của cháu, chị nên tôn trọng và chấp nhận chuyện này vì thực tế cháu không còn nhỏ 🐬nữa. Thay vì cấm đoán, chị có thể gợi ý để con dẫn bạn về nhà chơi vì làm như vậy, chị sẽ có cơ hội để quan sát và tìm hiểu bạn gái của con. Và nếu cháu có giới thiệu, chị cũng nên yêu thương bạn của con như con gái mình. Làm như vậy, cháu sẽ cảm phục và yêu mến chị và qua đó, chị dễ dàng có những tư vấn và hướng dẫn giúp con biết được điều gì nên làm và điều gì khﷺông nên làm để tránh gây ra những hậu quả như chị lo sợ.
Chị cũng có thể dạy dỗ con qua chính bạn gái của cháu nữa. Chị có thể chia sẻ, tâm sự với bạn của con như một người mẹ nói chuyện với con gái, đặc biệt với vai trò của một người phụ nữ có kinh nghiệm sống để hướng dẫn cháu biết giữ gìn bản thân và tình cảm của mình, cũng như biết khích lệ, giúp🌼 đỡ nhau trong học tập để các cháu có được sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai của mình.
Khi nói chuyện với con, chị Linh nên phân tích cho con hiểu nếu chuyện tình cảm giúp con thăng tiến về mọi mặt, cụ thể là trong học tập cũng như trong mọi sinh hoạt của cuộc sống thì đó là điều tốt đẹp cũng như đó là chọn lựa đúng của con. Nhưng ngược lại, nếu mối quan hệ ấy làm người ta đi xuống khi mất ăn mất ngủ, sức khỏe suy giảm, học hành sa sút, sống buông thả, a๊ dua với chúng bạn xấu làm những điều không hay không phải… thì đó là một tình y♉êu sai lầm.
Khi con thấy được cái cái tình cái lý trong những phân tích của cไhị, cháu sẽ biết mình phải làm gì để không phụ lòng chị cũng như phải phấn đấu như thế nào để không xấu hổ với người mình yêu thương.
Cũng lưu ý chị khi nói chuyện, nên tránh việc giải thích dài dòng khiến con cảm thấy sợ mỗi khi phải nói chuyện với bố mẹ. Cũng không nên đặt những câu hỏi mang tính dò 🐓xét, tra khảo sẽ khiến con trở nên khép kín và không chia sẻ thật với chị.
Chị Linh mến, một vài điều xin được chia sẻ với chị và hy vọng qua những chia sẻ này, chị sẽ tìm được cách giáo dục con cá🌳i h✤iệu quả.
Thân mến,
Chuyên viên tâm lý Phạm Sỹ
Trung tâm Nhịp Cầu Hạnh Phúc