- Lý do nào khiến anh quyết định tổ chức đêm nhạc tại Hà Nội cho bố - nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9?
- Bố tôi bị nghẹt phổi mãn tính ngày càng nặng. Thời điểm phát hiện bꦺệnh là lúc tôi đưa ông sang Mỹ biểu diễn cách đây 2 năm. Hồi đầu, bố chỉ cần dùng ống xịt thuốc hỗ trợ hô hấp vài tuần một lần. Còn bây giờ, lúc nào ông cũng phải mang nó bên mình.
Bấy lâu nay bố tôi ước nguyện làm hai đêm nhạc tại Nhà hát lớn Hà Nội và TP HCM. Việc có địa điểm ưng ý ở thủ đô không phải dễ dàng. Tôi cũng từng thử tổ chức cho b🌜ố một đêm nhạc ở địa đ🐭iểm khác của Hà Nội nhưng ông vẫn không thực sự thỏa mãn, dù không nói ra. Vì vậy, suốt hai năm qua, tôi ấp ủ kế hoạch giúp bố hoàn thành tâm nguyện một lần nữa, để phòng trước khi quá muộn.
- Với bệnh tình của nhạc sĩ, sao anh không khuyên ông nên nghỉ ngơi mà còn khuyến khích làm show?
- Gia đình từng nhiều lần khuyên bố không nên chơi đàn quá sức. Nhưng càng rời xa cây đàn, bệnh ông càng nặng. 10𓄧 năm trước, tôi nói: "Bây giờ con cái bố đứa nào cũng lớn rồi, gặt൲ hái được ít nhiều thành công trong sự nghiệp. Kinh tế gia đình không quá khó khăn nên bố không phải gắng sức đi làm làm gì". Mẹ tôi cũng ra sức khuyên ngăn.
Nhưng thời gian ở nhà, bố tôi lúc nào cũng muộn phiền. Thậm chí, ông đau ốm, bệnh tật còn nhiều hơn bình thường. Tới lúc không chịu nổi, bố đã sáng tác ca khúc Lặng lẽ tiếng dương cầm để bày tỏ nỗi lòng. Tôi, mẹ và các em thương quá, nghĩ cách mở quán để bố thi thoảng chơi đàn cho khuây khỏa. Ai ngờ kết quả còn hại hơn, ngày nà𒁏o ông cũng chơi đàn từ sớm tới khuya. Đúng 18h lại thấy bố quần áo chỉnh tề đi diễn. Lúc ấy, chúng tôi mới thấu hiểu, ông sống không thể thiếu cây đàn. Gia đình đành để ông đến một khách sạn lớn ở TP HCM chơi đàn một tiếng mỗi chiều, vừa để đảm bảo sức khỏe, vừa giúp ông thỏa mãn đam mê.
- Từ khi bệnh trở nặng, tâm tính nhạc sĩ thay đổi thế nào?
- Bên cạnh đau ốm, 🏅khi tuổi tác cao, bố tôi trầm tính hơn xưa. Nhưng bố không bao giờ nóng nảy. Trước một chuyện gì, ông thường im lặng, ngay cả khi khô﷽ng đồng ý. Ngày trước, ông hoạt bát, hay đùa giỡn với con cháu lắm, giống tôi bây giờ.
- Tình cảm giữa hai cha con anh ra sao khi ở nhà cũng như trong công việc?
- Bố và tôi ít khi nói chuyện, một tháng chắc chỉ được vài lần (cười). Lịch trình của tôi lúc nào cũng kín đặc. Thi thoảng hai bố con rảnh rỗi, tôi mới tận dụng cơ hội chuyện 🏅trò về công việc, cuộc sống. Ông cũng hay chܫo tôi lời khuyên.
Tình cảm của chúng tôi khăng khít quan trọng là 𝔉nhờ âm nhạc. Sợi dây ấy bền chặt tới nỗi hai người không cần nói nhưng đều hiểu người kia nghĩ gì. Mỗi khi cùng nhau bướ𝓰c lên sân khấu, không cần tập trước, kịch bản chẳng cần xem qua, lúc nào tôi và bố cũng chơi đàn như "lên đồng". Những lúc ấy, hai bố con thực sự đối đáp với nhau bằng âm nhạc.
- Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là người thế nào trong mắt anh?
- Bố tôi là một nghệ sĩ, một người cha tuyệt vời. Mẹ tôi, nghệ sĩ thiết hài Ngọc Hân, từ khi lấy ông đã giải nghệ đ🌳ể dành trọn thời gian chăm lo gia đình suốt 50 năm qua. Vì vậy, mọi trọng trách đè nặng lên đôi vai bố. Ngày ngày, ông đi làm đủ nghề để♓ kiếm tiền nuôi vợ con.
Tôi vẫn nhớ, những năm 1975, cuộc sống còn khó khăn, bố phải đi bán vé xe đò liên tỉnh để nuôi gia đình. Nhà khi ấy nằm gần bến xe miền Đông, còn nơi bố làm việc lại là bến xe miền Tây nên việc đi lại cực kỳ vất vả. Mỗi sáng, bố rời khỏi nhà lúc 4h, tới 19-20h mới về đến nhà. Mỗi tối rảnh rỗi, ông lại dạy đàn kiếm thêm cũng như để nguôi ngoai nỗi nhớ âm nhạc. Bố tôi không có ý định cho các con nối nghiệp cầm đàn nhưng chính nhờ "học lỏm" từ các buổi dạy thêm ấy, tôi và em tr🅰ai đã nuôi dưỡng đam mê với các nốt nhạc và có được như ngày hôm nay.
- Kỷ niệm nào với bố khiến anh khó quên nhất?
- Đó là vào năm tôi 11 tuổi. Hồi ấy, tôi trốn bố đi thi độc tấu piano tại giải thành phố. Khi đó, ông còn không biết tôi có khả năng chơi đàn. Trước chung kết khoảng một tháng, tôi bị vỡ hàm vì tai nạn giao thông. Nhưng nằm trong viện, không khi nào tôi bớt đau đáu chuyện đi thi. Đúng 🦄ngày thi, tôi quyết định trốn viện để tới nơi so tài. Tôi đang say sưa đàn trên sân khấu thì thấy bố từ n꧂goài cửa bước vào, chắc ông vào bệnh viện thăm không thấy tôi nên chạy đi tìm. Lúc tôi vừa kết thúc xong bài thi, bố bước lên sân khấu ôm tôi vào lòng. Tôi xúc động lắm.
Nguyễn Quang là con trai cả của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, từng có thời gian du học và làm việc ở Mỹ. Anh không sáng tác nhiều như bố, thay vào đó dành thời gian cho công việc hòa âm, phối khí ca khúc. Nguyễn Quang từng làm đạo diễn cho các chuỗi chương trình âm nhạc lớn như Paris by Night hay Sol vàng. Đêm nhạc Kỷ niệm được Nguyễn Quang tổ chức vào ngày 16 và 17/5 tại Hà Nội, nhằm giúp nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thể hiện tình yêu với thủ đô. Chương trình có sự tham gia của các giọng ca: Đức Long, Tuấn Hiệp, Minh Thu hay NSƯT Kim Tiến... Nguyễn Hưng - nam ca sĩ từng thành công với Không - sẽ có màn kết hợp với kiện 🍷tướng dancesport Mỹ An trong liveshow này. |
Đức Trí thực hiện