Crawford Junior, 46 tuổi, là một trong những khách mời ở buổi triển lãm ảnh tư liệu Hà Nội giai đoạn 1985-2015, ꧟của bố anh tối 26/4. Có mặt từ sớm, Junior tranh thủ khi vắng người ngắm lại các bức hình. Crawford Junior cho biết bố năm nay 74 tuổi, mắc bệnh Parkinson nên không thể trở lại Việt Nam dự sự kiện. Tuy nhiên, ông tham gia vào quá trình chuẩn bị - chọn ảnh, kiểm tra việc in ấn để đảm bảo có những bức theo đúng cách ông đã tạo ra trong loạt bản in đầu tiên và cuốn sách của mình.
"Tôi đã nói chuyện với bố ngày hôm qua, khi chúng tôi đanꦫg treo những bức ảnh. Chỉ cần nghe về điều đó thôi cũng khiến ông cảm thấy vô cùng hạnh phúc", anh nói.
Theo Crawford Jℱunior, bố anh đến Việt Nam lần đầu vào năm 1985, khi anh tám tuổi. Chuyến đi kéo dài khoảng ba tuần, các thành viên trong gia đình lo lắng vì không biết chuyện gì có thể xảy ra. Khi trở về, ông mang theo hàng trăm bức ảnh về Hà Nội - địa điểm họ chưa từng nhìn thấy.
* Hà Nội sau năm 1985 qua ống kính người Mỹ
"Ông ấy đã yêu Hà Nội ngay từ lần đầu tiên. Ông giữ mối quan hệ với một số người bạn tại đây", người con trai nói. Những phiên dịch viên từng làm việc với ông đều ghé gia đình ăn tối khi tới Mỹ. Nhiếp ảnh gia còn đăng ký cho các con tham gia dự án trao đổi giữa học sinh Mỹ và Việt Nam vào cuối những năm 1980🦩.
Nhiếp ảnh gia luôn tập trung tạo ra những bản in với màu sắc chân thật. Ông trở lại Việt Nam nhiều lần, để ghi lại sự thay đổi của Hà Nội trong 5, 10 và 15 năm. Ông tìm đến những địa điểm cũ, gặp lại những người từng chụp. "Những bức ảnh thể hiện việ🌠c con người đã trưởng thành, cuộc sống, ngôi nhà, cửa hàng của họ thay đổi, không gian, thành phố phát triển nhanh chóng. Nếu không quay lại, bố tôi không thể làm được như vậy", Crawford Junior nói.
Crawford Junior được bố đưa đến Hà Nội vào năm 1998, khi đang là sinh viên đại học. Người con theo chân cha đi khắp đường phố chụp ảnh, đảm nhận việc vác ch💙ân máy, xách đồ. Khi ấy, nhiều bạn trẻ đứng nhìn, tò mò về chiếc giá ba chân và máy ảnh cỡ lớn của hai người Mỹ.
Năm 1999, Junior trở lại Hà Nội thực hiện một số nghiên cứu cho luận văn tại đại học. Bốn năm sau, anh tiếp tục đến thủ đô khi làm việc với một số công ty công nghệ thông tin. Junior ở đây khoảng một tháng, dạy các kỹ sư phần mềm trẻ. Năm nay, trở lại sau 18 năm, anh thấy thành phố phát triển nhanh, nhiều thứ thay đổi. "Bố, tôi và cả gia đình đều có những mối liên kết đặc biệt với Hà Nội, với Việt Nam. Chún🌱g tôi rất yêu mảnh đất này", Crawford Junior nói.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Thế Sơn cũng có tác phẩm tham gia trưng bày tại triển lãm Xưa và nay, đổi thay đường phố Hà Nội. Dựa trên tám bức ảnh của Crawford, Thế Sơn có tám ảnh chụp năm nay tại địa điểm tương tự, sau đó tái tạo 3D công phu trên các chất liệꦅu tổng hợp tạo hình ảnh sốꦰng động như một khu phố thật. Anh gọi đó là cuộc đối thoại của thời gian, của hai tác giả.
Ông Vũ Bình - Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản - là một trong hai người phiên dịch cho Crawford vào năm 1985. Có mặt tại sự kiện, ông nói xúc động khi nhớ về kỷ niệm. Khi ấy, Crawford sử dụng máy ảnh chuyên nghiệp rất to, dùng chân máy để chụp như quay phim hiện nay, tận tâm trong từng khung hình. "Tôi rất ấn tượng🦋 với tài năng nhiếp ảnh, phong cách làm việc của Crawford. Triển lãm cho mọi người thấy rõ chân dung của một nhiếp ảnh gia Mỹ⭕ dành tình yêu cho Hà Nội suốt 30 năm", ông nói.
William Crawford là một trong những nhiếp ảnh gia phương Tây đầu tiên đến miền Bắc Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc. Ông có mặt ở Hà Nội lần đầu vào năm 1985 cùng một nhóm nhà làm phim và cựu binh Mỹ, sau đó quay lại nhiều lần. Crawford chụp những khung cảnh phố phường, sinh hoạt đời thường để ghi nhận sự thay đổi, phát triển của thủ đô thời kỳ hậu chiến. Tác phẩm của ông từng được triển lãm ở Mỹ và Việt Nam, nằm trong cuốn sách ảnh Hanoi Streets 1985-2015: In the Years of Forgetting phát hành năm 2018.
Crawford lớn🐲 lên tại Chicago, có ông nội và cha là những nhiếp ảnh gia nghiệp dư. Ông bắt đầu chụp ảnh từ khi học tiểu học, tốt nghiệp đại học Yale.
Hiểu Nhân