Trong video đăng trên Twitter hôm 28/4, Anmol Goyal, 22 tuổi, con trai của nữ bệnh nhân Covid-19, quỳ gối cầu xin các sĩ quan cảnh sát ở thành pố Agra,ꩵ bang Uttar Pradesh.
"Mẹ tôi sẽ chết nếu các ngài lấy bình oxy của bà ấy", Goyal nói khi đang mặc bộ đồ bảo hộ, vừa quỳ vừa lạy các sĩ quan cảnh sát đang đứng chắp t﷽ay.
Anh bị kéo đi chỗ khác, còn hai người nữa 🐬khiêng bình oxy đi. "Thứ duy nhất mà bác sĩ nói có thể cứu mạng mẹ tôi, đó là bình oxy, đã bị cướp đoạt", Goyal nói.
"Mẹ tôi không thở được. Chúng tôi đã cấp cứu nhiều lần nhưng kh༺ông cứu được bà. Hai tiếng sau bà chết, sau khi cảnh sát lấy đi bình oxy", Ansh Goyal, 17 tuổi, con trai thứ hai của người phụ nữ, nói.
Deepak Lavania, phóng viên Times of India, người🐠 đã quay và chia sẻ video thu hút hơn 1,1 triệu lượt xem, cáo buộc cảnh sát đã lấy bình oxy để đưa cho một người cực kỳ quan trọng (VIP).
"Khi tôi hỏi hai bảo vệ tại sao họ lại lấy oxy đi, họ bảo rằ🥃ng cảnh sát muốn cứu mạng ai đó. Người đó là ai? Mạng sống của một người mẹ không đủ giá trị hay sao?" Goyal nói🍨.
Cảnh sát bác bỏ cáo buộc, cho hay bình oxy rỗng và đượ𓆉c đưa khỏi viện để🍒 đi nạp.
"Người đàn ông trong video cầu xin cảnh sát đưa cho anh ta một bình oxy để điều trị🍸 cho người thân", Botre Rohan Pramod, cảnh sát trưởng thành phố Agra, tuyên bố hôm 28/4. "Không ai mang bình oxy đi cả. Video gây hiểu nhầm".
Tuy nhiên, Rajiv Krishna, người đứng đầu lực lượng cảnh sát bang Uttar Pradesh, hôm 30/4 tuyên bố điều tra vụ việc và cam kết "trừng phạt nghiêm khắc v🧸ới cảnh sát phạm tội".
Ấn Độ lâm vào khủng hoảng Covid-19 khi ghi nhận hơn 300.000 ca nhiễm mỗi ngày trong 12 ngày liên tục, với tổng số ca nhiễm lên tới 20 triệu. Số ca tử vong hôm nay tăng hơn 3.400 người lên gần 219.000 ca, nhưng cá🐠c chuyên gia y tế tin rằng con số thực tế có thể cao gấp 5-10 lần bởi nhiều ngườ🍸i chết mà không thể nhập viện chữa trị.
Hồng Hạnh (Theo IB Times)