Ngày 16/5, TAND tỉnh Phú Thọ tiếp tục phiên xử vụ án dân sự tranh chấp đất giữa 11 anh em ruột trong một gia đình ở huyện Thanh Thủy. Bản án sơ thẩm từng được TAND tỉnh Phú Thọ tuyên hồi tháng 8/2022, song tròn một năm sau bị TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên huỷ do có "sai sót nghiêm trọng" trong tố tụng.
TAND Phú Thọ do đó mở 🎶lại phiên toà vào hôm nay, theo trình ꦫtự sơ thẩm.
Nguyên đơn là ông Nam (con trưởng) thay mặt 7 em và các con của một người em 💫đã mất, khởi kiện ông Dũng, con trai thứ🧸 4.
Nguyên đơn trình bàyౠ, ch♔a mẹ nhận chuyển nhượng và sử dụng mảnh đất 1.213 m2 từ một người cùng xã, năm 1962. Năm 1984, cha mẹ cho ông Dũng 138 m2 trong mảnh đất này để làm nhà riêng.
Cha mẹ mất không để lại di chúc. Năm 2020, ông Nam họp 11 anh chị em bàn xây nhà từ đường trên 🐭1.075 m2 còn lại nhưng ông Dũng thông báo: Toàn bộ 1.213 m2 đã đứng tên ông, được huyện Thanh Thuỷ cấp sổ đỏ từ 15 năm trước (2005), trong lúc mẹ còn sống.
Ông 🎶Nam cho rằng việc em trai tự ý đứng tên tài sản khi không có văn bản🐻 bố mẹ uỷ quyền, tặng cho, cũng không qua họp bàn gia đình là trái luật. 7 anh chị em khác đã uỷ quyền cho ông Nam khởi kiện, đề nghị ông Dũng chỉ được giữ 138 m2, phần còn lại chia đều 11 người.
Còn ông Dũng khẳng định t🦹ừ năm 1992, cha đã tới UBND xã làm thủ tục cho mình cả 1.213 m2 đấ🌱t. Từ đó, ông tôn tạo, xây tường bao, đóng thuế đất và sử dụng ổn định, đăng ký trên sổ địa chính.
Theo ông Dũng, toàn bộ di sản thừa kế đã được định đoạt xong, không ai có ý kiến gì về mản🎶h đất 1.213 m2 ông đang ở và đứng tên. Nay do "sốt đất", các anh chị em "bỗng dưng đòi quyền lợi", vì thế ông không chấp nhận.
"Đất phải đứng tên con trưởng"
Tại phiên toà dân sự hôm nay, ông Nam nói kiện💎 em ruột không phải vì cần tiền mà do thấy "giấm giúi đổ đất lấp ao, chặt cây". Số tiền và thời gian ông bỏ ra khiếu kiện tính đến bây giờ "quá tiền mảnh đấ𝄹t".
Thấy ông giọng gay gắt, chủ tọa giơ tay ngắt lời, khuyê♔n bình tĩnh. "Toà sẽ lắng nghe cả hai bên để phân xử, cần giữ hòa khí vì đôi bên không chỉ là đương sự còn là người nhà", chủ toạ nói.
VKS hỏi: "Nếu tòa tuyên chia đ𒀰ều đất cho 11 người thì có💯 sẵn sàng trả em trai chi phí đổ đất lấp ao không", ông Nam đáp: "Có".
"Nếu ông xác định đòi đất về để xây nhà thờ họ thì sao không đề nghị cấp sổ đỏ diện nhà🦩 thờ họ, hoặc sở hữu chung 11 anh em mà lại đề nghị để riêng tên mình?", luật sư hỏi.
Ông Nam đáp vì là con trưởng nên sẽ đứng tên. "Nhưng trong sổ, tôi sẽ đề nghị ghi🦩 chú là đất này để thờ tổ tiên, mãiꦆ mãi không con cháu nào được mua bán chuyển nhượng", ông nói thêm.
Về đơn thư của 7 người em "cùng phe", VKS nói ông Nam là đại diện nhữngꦅ người này thì có đảm bảo tất cả đơn thư của họ là khách quan, tự nguyện? Ông đáp: "Tôi nghĩ chắc là không ai ép họ cả".
"Thế tại sao em út của ông, bà Dung, trong đơn viết: Sau khi bố mẹ tôi chết, tôi có bàn với các em của mình? Bà Dung là em út, sao lại còn em nào? Thế này là bà ấy ﷽tự viết hay ai viết sẵn rồi bà ấy ký, thế có khách qu🐟an tự nguyện không?", VKS hỏi.
Trước đó, nội dung này được phía bị 𒊎đơn nêu ra và cho rằng "8 đơn thư giống nhau từng dấu chấm dấu phẩy".
Một vấn đề khác được VKS và HĐXX hỏi nhiều tại phiên toà hôm nay🐠 là "có hay không" việc cha mẹ họ đã mua khu đất khác cùng xã và chuyển về nhà mới từ năm 1992.
"Bố mẹ tôi sống đến chết ở nhà đấy (nhà cũ đang tranh chấp), làm gì có chuyện năm 1992 bố mẹ mua khu đất khác rồi chuyển ra đấy ở. Hai em út của tôi khi đó chưa dựng vợ gả꧒ chồng, nếu cho ông Dũng cả thì các cô chú này ở đâu?", ông Nam nói.
"Nếu ông nói trước nay bố mẹ luôn ở căn nhà cũ, tại sao khi mất lại mang lên nhà mới làm đám tang𓂃?", VKS hỏi. Ông Nam nói đó là nhà con𝐆 thứ 8, thi thoảng bố mẹ ra ở đó, trông hàng quán hộ. Trước đó ông cho hay cha và mẹ mất lần lượt vào các năm 2001 và 2015, đều được tổ chức đám tang ở căn nhà này.
Phản đối điều này, bị đơn k💟hẳng định, ngay sau khi bố mất, năm🅰 2005, ông Nam đã nhân danh con trưởng xin mẹ họp các em để bán đất này cho em gái út (bà Dung) với giá 180 triệu đồng, chia mỗi con trai 30 triệu, mỗi con gái 2 triệu đồng.
"Ông Nam có nhận 30 triệu từ việc chia tiền bán đất không?", VKS hỏi. Ông Nam ban đầu đáp "không trả lời vi🐭ệc đấy, không quan tâm", sau đó cho hay "không nhận đồng nào, các em cũng không ai nhận hết".
Đại diện VKS phân tích ô🌊ng Nam có quyền trả lời theo ý muốn "nhưng cái gì là sự thật, có chứng cứ vẫn là sự thật".
"Trước khi kiện nhau, anh em rất yêu thương, hòa thuận"
Trong vụ kiện,𝕴 bà Lan, con thứ hai, là người duy nhất đứng về "phe" bị đơn. Trước câu hỏi của VKS: Tại sao 9 người đứng về phía con trưởng, mình bà bênh ông Dũng? Có uẩn khúc gì không?". Bà Lan nói không thiếu tiền, không "bênh" ai.
Bà cho hay trước nay thân thiết với anh trưởng hơn "nhưng vì tôi biết bố mẹ lúc còn sống luôn nói cho cậu Dũng🌳 rồi. Tôi nghĩ bố mẹ cho cậu rồi thì tôn trọng, không nên tranh giành".
Trả lời HĐXX, bà Lan nói việc ông Dũng được bố mẹ cho đất rồi làm sổ đỏ đඣã được ông Dũng thông báo cho tất cả gia đình vào dịp Tết năm 2001, không ai có ý kiến gì. "Anh Nam bảo sốc vì cậu Dũng ♕làm sổ không ai biết, thế là nói sai rồi", bà nói.
Bà Lan 🍃cho hay, trước khi xảy ra vụ kiện, 11 anh em rất yêu thương, thân thiết, kinh doanh phát đạt nhất huyện. Họ thường xuyên sang nhà ông Dũng tụ họp, liên hoan. Nên việc ông Nam cáo buộc ông Dũng "âm thầm lấp ao, chặt cây, xây tường bao, chiếm đất mà không😼 ai biết" là sai sự thật.
"Cậu Dũng tôn tạo nhà♒ đất, ai cũng biếওt, ai cũng ủng hộ", bà nói.
Theo bà, em trai ở mảnh đấ🐓t này đã 30 năm, không anh chị em nào đòi chia chác và "mâu thuẫn chỉ nảy sinh năm 2020, khi giá đất tăng".
Đôi bên đã nhiều lần thoả thuận. Ông Dũng từng chấp nhận lấy một nửa khu đất, khoảng 600 m2. Toàn bộ diện tích còn lại, theo đúng nguyện vọng của các anh em sẽ xây nhà từ đường. "Theo tô🌸i, 600 m2 xây nhà thờ tổ tiên là quá thoải mái. Nhưng phía ông Nam không chịu", bà Lan nói.
Tại phiên tòa hôm nay, HĐXX triệu tập các đơn vị liên quan gồm: 🏅UBND xã nơi có đất, UBND huyện Thanh Thủy, đại diện ngân hàng và đại diện phòng công chứng, song họ đều có đơn xin xét xử vắng mặt và gửi các ý kiến bằng văn bản. HĐXX không công bố do tài liệu này có trong hồ sơ, các đương sự đều đã được tiếp cận.
Sau nhiều giờ xét hỏi, VKS và HĐXX đều đánh𝓰 giá, nhiều lời khai của nguyên đơn đang có sự mâu thuẫn qua các phiên tòa và việc ai là người đóng thuế đất cũng chưa rõ. Ngoài ra, việc cha mẹ các đương sự có thực sự chuyển đến khu đất mới hay không cần phải làm rõ bằng cách triệu tập những người cao tuổi trong khu để xác nhận.
Xét thấy các nội dung trên không thể giải quyếtꦇ ngay tại tòa, HĐXX tuyên hoãn phân xử, sẽ mở lại "trong vòng một tháng".
Thanh Lam