Đoàn săn voi dữ mai phục chờ voi đến. |
Theo các chuyên gia con đã chạy thoát nặng khoảng 5-6 tấn, cao ཧ2 m, đang trong thời kỳ▨ cho bú.
Các già làng địa phương cho rằng, lẽ ra lúc phát hiện đàn voi ngày 12/✤11, các chuyên gia cần nghiên cứu đàn voi có bao nhiêu con, hoạt động tại khu vực nào, ghi hình lại đầy đủ, sau đó chuẩn bị lượng thuốc mê thích hợp, dây xích, nhân công... mới tiến hành vây bắn voi. Chính việc chưa chuẩn bị kỹ đã để sổng một con. Việc 🎐bắn hạ con voi lớn trong đàn làm cho các con nhỏ hoảng sợ và tháo chạy.
Sau khi bắt được con voi dữ đầu tiên, các biện pháp an ninh trong khu vực xã Tân Minh, Suối Kiết được tăng cường nghiêm ngặt. Sáng sớm qua, các chuyên gia săn voi cùng lực lượng kiểm lâm chia thành 3 nhóm tiến vào rừng lần theo dấu vết của đàn voi trên địa bàn rộng. Theo dấu phân, nước tiểu còn mới của đàn voi, đoàn đến điểm Suối Đá thuộc núi Xã Zú. D🃏ựa trên các dấu chân, các chuyên gia xác định đàn voi có 5 con. Tuy nhiên, chúng cũng tập trung ở thung lũng nên không thể bám theo. Vì nếu gặp được voi trong địa hình phức tạp cũng không ജbắn được, sẽ khó khăn trong vận chuyển.
Cũng sáng 13/11, đoàn chuyên gia trở lại vị trí con voi đang bị xích trên núi, nó đã được giải thuốc hoàn toàn và di chuyển theo chiều của đoạn dây xích khoảng 20 m, nằm khuất trong lùm cây, không còn rú kêu gọi đàn. Điểm voi được xích trên lưng trừng núi có độ dốc cao, rất khó khăn trong công việc cho voi ăn uống và di chuyển sau này. 17h cùng ngày, các chuyên gia quay lại con voi bị xích, dùng súng bắn thuốc gây mê để các công nhân mang thức ăn và nước uống vào, đồng thời theo dõi tình hình sức khoẻ c🔜ủa nó.
Đoàn cũng đã cho xe ủi đất mở đường, đắp bệ để xe vào vận chuyển voi theo lộ 710 rồi đưa về trạ💃i huấn luyện ở Bàu Ch🧸ồn. Ông Trần Thế Liên - đội trưởng săn bắt voi - cho biết: “Dự kiến ngày 15/11, công việc đưa voi dữ xuống núi mới được thực hiện. Đây là công việc hết sức khó khăn”.
(Theo Lao Động, Thanh Niên)