Trước đó, Công an huyện Phú Riềng điều tra nghi can 30 tuổi lừa gia đình bà Vân ở TP Đồng Xo💧ài lấy xe ba gác máy cầm cố cho anh Đậu Ngọc Dần (anh ruột của Đậu Ngọc Hoàn) lấy 8 triệu đồng. Ngày 7/8, bà Vân và👍 nghi can đi chuộc xe (đang để ở nhà Hoàn). Do xe bị hư, rơi xuống mương nước nên họ nhờ anh Hoàn trông coi. Người dân thấy chiếc xe, nghi là tài sản trộm cắp nên báo Công an xã Bình Sơn đến xử lý.
Sáng 8/8, công an cùng dân quân đến hiện trường đưa xe về trụ sở để điều tra. Tuy nhiên, anh Hoàn ngăn cản không cho mang đi, đề nghị công an xã phải lập biên bản. Lực lượng công an xã đã giải thích và thuyết phục nhiều lần không được nên báo cáo trungꦆ tá Lê Huy Cao (Trưởng🅷 Công an xã). Khi ông Cao đến hiện trường, tiếp tục đề nghị Hoàn xuống xe không được nên bực tức đấm, đạp sau đó còng tay.
Đại tá Lâm Văn Long, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước, cho biết cơ quan này đã ra quyết định đình chỉ công tá💎c trung tá Lê Huy Cao về hành vi không đúng chuẩn mực khi làm việc với người dân, không đúng điều lệnh và văn hóa ứng xử của ngành công an, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh lực lượ♌ng Công an nhân dân.
Theo Tiến sĩ, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP HCM), trong video lan truyền trên mạng, anh Hoàn không có hung khí, vũ khí; không có hành vi nguy hiểm hay tấn công lực lượng đang làm nhiệm vụ. Do đó, việc trung tá Lê Huy Cao còng tay anh này (sau khi đánh) là vi phạm quy định tại luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017.
Tại khoản 1 Điều 61 luật này quy định, việc sử dụng còng số 8 (công cụ hỗ trợ) phải tuân thủ các nguyên tắc: căn cứ vào tình huống, mức độ nguy hiểm của hành vi mà người vi phạm thực hiện để quyết định việc sử dụng còng; c൲hỉ s𒀰ử dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của người vi phạm và sau khi đã cảnh báo mà họ không tuân theo...
Đồng quan điểm, luật sư Võ Đan Mạch (Giám đốc Công ty luật TNHH MTV TA PHA), cho rằng tại khoản 5 Điều 4 luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định việc sử dụng còng số 8 phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định, hạn chế thiệt hại đối với người, tà🌼i sản và môi trường.
Từ cơ sở trên, người được trang bị còng chỉ dược sử dụng nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi🌄 vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp. Đồng thời, việc sử dụng còng số 8 phải đảm bảo ng🍎uyên tắc hạn chế thiệt hại đối với người.
Trong tình huống trên, anh Hoàn (được cho là có hành vi vi phạm) không có dấu hiệu chống trả, bỏ trốn hay có hành vi nguy hiểm đối với lực lượng công an đang ♛thi hành công vụ. Do đó, việc Công an xã Bình Sơn còng tay anh này là không có căn cứ pháp luật.
Công an phải lập biên bản thu giữ tang vật, tài sản
Quá trình Công an xã Bình Sơn đưa xe ba gác đi, anh Hoàn đã đề nghị lập🌱 biên bản nhưng không được chấp nhận. Theo luật sư Nguyễn Hữu🅠 Thế Trạch, công an xã thu giữ tài sản của công dân mà không xuất trình được quyết định, không lập biên bản là trái với quy định của pháp luật.
Nói rõ hơn, luật sư Đan Mạch cho biết, việc tạm giữ tang vật theo thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 119, 125 luật Xử lý vi phạm hành chính và phải được lập biên bản theo quy định. Tức là, mọi trường hợp tạm giữ tang vật phải được lập thành biên bản. Trong biên🍰 bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm. Biên bản phải được lập thành 2 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ một bản, người vi phạm giữ bản còn lại.
Trường hợp trong vụ việc có dấu hiệu hình sự thì chỉ được thu giữ, tạm giữ đồ vật có liên quan (nếu có) trong trường hợp có phạm tội quả tang (Điều 111 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015). Cụ thể là đối với người đang thực hiện tội phạm hoặ♛c ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện.
Theo đó, trường hợp công an 💛xã phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người pﷺhạm tội quả tang thì lúc này mới được áp dụng biện pháp thu giữ, tạm giữ đồ vật có liên quan, lập biên bản theo quy định của pháp luật.
Công an đánh, thóa mạ người dân thì vi phạm gì?
Theo luật sư Đan Mạch, hiện chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền về hành vi trung tá Lê Huy Cao đã thực hiện, cũng như hậu quả gây ra, n𓃲hưng căn cứ vào nội dung video lan truyền trên mạng xã hội (đã được Công an tỉnh Bình Phước xác nhận), ông Cao đã có lời lẽ, hành động không đúng với quy định ngành.
Người vi phạm có thể 𓂃bị xem xét theo khoản 1 Điều 44 Luật Công an nhân dân năm 2018 - tức tùy tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng của người khác, tài sản hoặc lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Còn luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch cho rằng, việc Trưởng Công an xã Bì𝔉nh Sơn đánh, chửi anh Hoàn trước hết là vi phạm khoản 1 Điều 29 Hiến pháp 2013. Theo đó, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Ngoài ra, trong quá trình tiếp xúc với công dân, cán bộ công an xã có thái độ ứng xử không hòa nhã, đúng phép lịch sự, là vi phạm Điều l♏ệnh ngành Công an và vi phạm 6 điều Bác hồ dạy "đối với nhân dân phải kính trọng lễ phép".
Nhật Vy