Một ꦡbuổi sáng, điện thoại của tôi đổ chuông dồn dập. Đó là một khách hàng cღủa công ty tôi, giọng lo lắng hỏi về chuyện có một người tự xưng là công an, nói "anh đang dính líu đến một vụ ma túy, đang bị công an thành phố Hà Nội điều tra, yêu cầu chuyển khoản 4 tỷ đồng để xác minh sự việc". Anh không biết bây giờ phải làm sao?
Anh bảo tuy lo sợ, và có phần mất bình tĩnh, nhưng vẫn tìm cách đánh lạc hướng và kết thúc cuộc gọi với người kia. Và anh chưa chuyển tiền theo yêu cầu của họ. Trước khi gọi cho tôi, anh cũng đã gọi cho một ngﷺười anh quen biết, đang công tác tại Công an tỉnh để nhờ tư vấn, hiến kế và đã được người này cung cấp các thông tin cần thiết, giải thích các quy định của pháp luật liên quan và🔜 trấn an.
Tuy vậy, do chưa an tâm, anh gọi cho tôi để đ༒ược tư vấn thêm trong trường hợp nghiêm trọng này. Tôi bảo anh bình tĩnh và giải thích các khía cạnh tâm lý, pháp lý của các bên liên quan trong vụ việc, cũng như cách xử lý nếu ti🌌ếp tục có người tự xưng là công an gọi cho anh đe dọa, đòi chuyển tiền.
Anh không phải là người quen duy nhất của tôi bị gọi điện truy vấn hành vi phạm tội và yê🀅u cầu chuyển tiền để xác minh như thế này. Bạn tôi, giáo viên một trường THCS ở thành phố D🌌ĩ An, Bình Dương, cũng mới gọi tham vấn tôi "cách lấy lại tiền đã chuyển chuyển cho 'công an' trên mạng" sau khi biết mình đã bị lừa.
Cũng với kịch bản tương tự như trên, đang trong buổi lên lớp, bạn tôi nhận được liên tiếp hai cuộc gọi của cùng một số lạ, tự xưng là "công an Đà Nẵng", yêu cầu xác nhận thông tin thân nhân và thông báo bạn có liên quan đến một vụ án rửa tiền, yêu cầu chuyển số tiền 100 triệu đồng để xác minh. Lo sợ dính dáng đến pháp luật có thể ảnh hưởng đến gia đình và nhà trường, lại tin rằng m☂ình không vi phạm pháp luật nên muốn xác minh làm rõ, đồng thời phía bên kia cũng khẳng định nếu không phạm tội thì sẽ 𒅌chuyển trả lại tiền, thế là bạn tôi chuyển luôn theo yêu cầu.
Chuyển xong, 𒀰về nhà kể lại câu chuyện cho chồn🔯g nghe, bạn mới vỡ lẽ rằng mình đã bị lừa. Nhận cuộc gọi, tôi cũng chia buồn với bạn, và tư vấn, hướng dẫn cho bạn tố giác tội phạm đến cơ quan Công an sở tại.
>> 'Ngân hàng cần xác thực tài khoản lừa đảo thay vì bắt nhận diện khuô🅺n mặt'
Đây chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp bị lừa ♔thông qua hình thức gọi điện thoại tự xưng công an, báo nạn nhân đang dính dáng đến pháp luật và cần hợp tác😼 để xác minh, và yêu cầu chuyển tiền. Thủ đoạn này ngày càng phổ biến, và gây nhiều hệ lụy cho nạn nhân và xã hội.
Về mặt tâm lý, tội phạm lừa đảo trên mạng phần đông đi săn con mồi "yếu đuối" là người cao tuổi, nhất là phụ nữ, trẻ vị 🍷thành niên, hoặc những người ít hiểu biết pháp luật, không rành công nghệ. Những đối tượng này có điểm yếu tâm lý là sợ dính dáng tới pháp luật, nhất là khi nghe "công an" phán họ đang liên quan đến các vụ án nghiêm trọng về ma túy, rửa tiền... Đây là điểm yếu tâm lý chí tử mà khi tội phạm tận dụng và ra tay thì thường nạn nhân sẽ bị hạ gục.
Tội phạm lừa đảo như vô hình trên không gian mạng, chún🐭g khuất mặt, khuất mày và kịch bản thường đơn giản, tạo tình huống và dùng giọng điệu đanh thép để dồn nạn nhân vào góc tường và ra tay. Hơn nữa chúng hù dọa nạn nhân, thao túng tâm lý đến khi con mồi sập bẫy. Vì nhiều nguyên nhân, nạn nhân khi bị lừa, đau mà không dám chữa vì sợ tốn kém bởi quy trình tố tụng, giải quyết vụ việc theo quy định mất thời gian mà chưa biết kết quả như thế nào?
Về mặt pháp luật, điểm mù dẫn nạn nhân rơi vào bẩy của tội phạm và chuyển tiền cho chúng là không nắm được quy định của pháp luật về quy trình điều tra, truy tố người phạm tội. Bộ luật Tố tụng hành sự năm 2015 quy định cơ quan điều tra, điều tra viên 📖phải trực tiếp tổ chức và chỉ đạo ꦐviệc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm; trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm.
Như vậy, theo quy định cơ quan điều tra, điều tra viên không được kiểm tra, xác minh, giải quyết nguồn tin tố giác tội phạm, khởi tố điều tra vụ án, điều tra bị can một cách gián tiếp thông qua các phương tiện điện tử như tin nhắn Zalo, Messenger, và nhất là không được gọi điện thoại để thông báo việc phạm tội, thu giữ tiền, đồ vật🌼 liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, người bị tố giác.
Việc thu giữ vật chứng, tiền, tang vật liên quan đến hành vi phạm tội phải được lập Biên bản và bảo quản theo quy định. Riêng vật chứng là tiền phả💯i được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác. Nếu vật chứng là tiền lưu dấu vết của tội phạm thì tiến hành niêm phong theo quy định. Theo nộ🐎i dung trên thì không có việc pháp luật quy định người phạm tội, nếu có phải chuyển vật chứng hoặc tang vật là tiền qua tài khoản cho "công an" bằng cách gọi điện thoại yêu cầu.
Để tránh bị mất tiền, mọi người nên biết rằng, chứng minh một người phạm tội là việc của các cơ quan pháp luật, và theo một quy trình luật định chặt chẽ, không thể và không phải bằng một cuộc điện thoại🐲, một tin nhắn yêu cầu cài ứng dụng hay khai báo thông tin để kiểm tra hành chính. Khi có các yêu cầu này từ người tự xưng là "công an" thì hãy nghĩ ngay đến lừa đảo và tắt điện thoại, chặn số.
Và hãy nhớ hai điều: Thứ nhất, về nguyên tắc cơ quan Nhà nước không bao giờ làm việc với người dân qua điện thoại, nhất là lần đầu liên quan đến một sự việc nào đó. Thứ hai, nếu một người chưa gặp, không biết🌜, gọi điện cho bạn thì phải bình tĩnh để xác định họ là ai? Khi chưa kiểm tra, xác🦄 định được mối quan hệ của người gọi với mình thì không trả lời, hoặc thực hiện bất cứ yêu cầu nào của họ, nếu cần hãy gọi người thân trợ giúp.
- Tôi khổ sở vì bị mời nhận quà tri ân
- 12 triệu đồng 'bay hơi' vì sập bẫy lừa bình chọn online
- 'Đi xin việc dính ngay bẫy lừa làm nhiệm vụ online'
- Lừa đảo lộng hành vì không quản lý được tài khoản ma ở ngân hàng
- Tôi nhận bốn cuộc gọi lừa đảo trong vòng hơn một tiếng
- Sập bẫy lừa 'bấm like kiếm 4 triệu đồng mỗi ngày'