Các nội dung sẽ kiểm tra gồm năng lực từng cá nhân, từ nhân viên phục vụ cho tới các sĩ quan, cán bộ chuyên ngành; đồng thời khảo sát và kiểm tra các loại trang thiết bị mà Đội Công binh sẽ 🍌mang theo. Bao gồm, các loại trang thiết bị sẵn có trong Quân đội nhân dân Việt Nam, phục vꦗụ cho hoạt động công binh. Một số trang thiết bị đã được hoán cải cho phù hợp với yếu tố kỹ thuật, chiến thuật mà hoạt động của Liên Hợp Quốc đòi hỏi ở Phái bộ và một số thiết bị phải mua sắm.
"Chúng tôi đã trang bị gần như đầy đủ cho Đội Côn﷽g binh, để họ sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ vào cuối năm nay", thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, ngày 26/5 cho hay.
Cùng với việc triển khai Bệnh viện dã chiến cấp 2 ở Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan, Việt Nam đã chuẩn bị và 𒊎sẵn sàng cử đội Công binh đi thực hiện nhiệm vụ gìn gi♛ữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Phái bộ phù hợp.
Liên Hợp Quốc đưa phư💝ơng án có thể triển khai tại Cộng hòa Trung Phi. Đây cũng là địa bàn mà Quân đội Việt Nam đã t🌼riển khai lực lượng làm nhiệm vụ ở đây gần 7 năm "nên cơ sở rất vững chắc".
Nếu như trước đây bệnh viện dã c🏅hiến cấp 2 triển khai đến Phái bộ Liên Hợp Quốc ở Nam Sudan có hơn 60 người, thì nay Đội Công binh đông đảo hơn nhiều. Đội có biên chế 290 sĩ quan chính thức và 29 người thuộc lực lượng dự bị, sẽ làm nhiệm vụ xây dựng các công trình mặt bằng, như làm đường, làm cầu, c꧃ống, sân bay, bến cảng; xây dựng doanh trại, nhà cao tầng (không quá 4 tầng).
Bên cạnh đó, ♔Liên Hợp Quốc đề nghị tăng thêm chức năng rà phá bom mìn (rà phá trong phạm vi các công trình xây dựng) và bắc cầu, bắc phà trong trường hợp cần thiết. Đây là những thế mạnh của công binh Việt Nam.
Điều đặc biệt của Đội Công binh là trong biên chế tổ chức có lực lượng "đặc biệt tinh nhuệ" - đặc công. Lực lượng này có nhiệm vụ bảo vệ các công🗹 trình và bảo vệ cho sự an toàn của đơn vị khi hành quân ra bên ngoài làm việc.
Cục Gìn giữ hòa bì🍎nh đã lấy những quân nhân có năng lực rất cao từ Bộ tư lệnh Đặc công vào đội hình. Họ sẽ bảo vệ an toàn cho các đồng đội của mình, cũng như bảo vệ các công trình mà chúng ta sẽ xây dựng ở Phái bộ Liên Hợp Quốc.
Trong hơn 300 quân nhân của đội cô❀ng binh, có 31 nữ (khoảng 10%), đảm nhận cương vị như văn thư, phiên dịch hay thông tin liên lạc và các vị trí phục vụ. Tỷ lệ này vượt xa so với đề xuất và so với thực tiễn của Liên Hợp Quốc là khoảng 5 đến 7%.
Theo tướng Phụ𝓀ng, khi Cục Gìn giữ hòa bình đề nghị nữ quân nhân tại các đơn vị xung phong vào đội Công binh với chỉ tiêu đưa ra là 31, Cục đã nhận được 61 lá thư tình nguyện. "Điều này cho thấy các nữ quân nhân luôn sẵn sàng và mong muốn được thử sức, cống hiến cho hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc".
Công tác huấn luyện đội công binh đã được thực hiện hơn 4 năm qua. Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Công binh triển khai một số các khóa huấn luyện tiền triển khai và huấn luyện nghiệp vụ, các lớp tiếng Anh. Đặc biệt, 3 khóa huấn luyện quốc tế về việc sử dụng các loại trang thiết bị hạng nặng cũng đã được🐟 tổ chức với sự phối hợp của Nhật Bản và Liên Hợp Quốc.
🧸"Cả 3 khóa này được Liên Hợp Quốc, Nhật Bản đánh giá rất cao", tướng Phụng nói.
Ngày 27/5/2014, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam và cử Trung tá Mạc Đức Trọng, Trần Nam Ngạn đi làm nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Ph🥃ái bộ ở Nam Sudan, đánh dấu sự tham gia chính thức hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của Việt Nam. Ngày 5/1/2018, Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam được tổ chức꧃ lại, thành Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam.
7 năm qua, Việt Nam đã cử 55 sĩ quan của quân đội tham gia các nhiệm vụ Sĩ quan Liên lạc, Sĩ quan tham mưu (Tham mưu Hậu cần, Tham mưu Trang bị, theo dõi các hoạt động quân sự tại phái bộ, Tham mưu Huấn luyện), Quan sát viên quân sự, Sĩ quan phân tích thông tin tình báo... tại 2 Phái bộ Nam Sudan (UNMISS) và Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA). Từ năm 2020 đến nay, Việt Nam đã có 3 sĩ q🍌uan tr𒊎úng tuyển vào làm việc tại Cục Hoạt động hòa bình, trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York (Mỹ).
N✤gày 1/10/2018, Việt Nam cử Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 lên đường t🐎hực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Ben tiu, Nam Sudan. Hiện nay, bệnh viện số 3 đã sang thay thế cho bệnh viện số 2; và 189 cán bộ, y, bác sĩ của Quân đội Việt Nam đã đi làm nhiệm vụ tại Phái bộ của Liên Hợp Quốc.