Bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm, cho biết những tài liệu đề cập về hoàn cảnh lịch ▨sử, quá trình chỉ đạo, chuẩn bị, ghi chép về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ; bản tuyên bố về lập trường, quan điểm của các bên tham gia hội nghị Genève và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam.
Một troꦕng những bức ảnh quý được giới thiệu lần này là Chủ tịch Hồ Chཧí Minh cùng Bộ Chính trị họp bàn quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Bức ảnh được chụp ngày 6/12/1953 tại Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Trong ảnh còn có các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tài liệu về các sự kiện được thu thập trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước, phủ Thủ tướ꧂ng, Quốc hội; các Bộ Lao động Thương binh và Xꦉã hội, Nội vụ, Ngoại giao; các Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu 3, Hành chính Khu tự trị Tây Bắc, Kháng chiến Hành chính khu Tả Ngạn, Nha Giao thông. Trung tâm cũng tiếp nhận khối tài liệu từ Lưu trữ quốc gia Pháp, Lưu trữ Liên bang Nga và nhiều cá nhân như gia đình nhà giáo Đặng Thai Mai; Đại sứ Hà Văn Lâu.
Các tư liệu nhằm phản ánh về quá trình lãnh đạo, những quyết sách, chiến lược nhạy bén của Đảng và Chính phủ, Quân đội nhân dâ♈n Việt Nam; sức mạnh đoàn kết, đồng lòng của toàn dân, toàn quân; vai trò của đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy chiến dịch.
Đại tá Trần Hồng, một trong những nhà báo từng gắ🧸n bó với đại tướng Võ Nguyên Giáp trong những ngày tháng kháng chiến, cho biết rất xúc động khi chứng kiến những tài liệu lịꦆch sử quan trọng được giữ gìn. Những tài liệu này "đảm bảo sự khách quan, đa chiều" vì có nguồn gốc từ nhiều phía.
"Quý vị đã giữ được những tài liệu trân quý, phản ánh sự thật đến từ nhiều phía, kể cả Pháp hay phóng viên nước ngoài đế🤡n tác nghiệp tại chiến trường năm ấy", ông Hồng nói, mong muốn đây là nền tảng cho thế hệ sau tìm hiểu, học tập.
Chiến dịch Điện Biên Phủ (7/5/1954) là mốc son trong lịch sử dân ꦏtộc Việt Nam,𒐪 kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ của nhân dân chống thực dân Pháp.